HomeTử ViHầu đồng là gì - Tại sao phải Hầu Đồng trình đền...

Hầu đồng là gì – Tại sao phải Hầu Đồng trình đền mở Phủ

Hầu đồng là gì – Tại sao phải Hầu Đồng trình đền mở Phủ: Hầu đồng là một trong những nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Đức Thánh Trần. Dựa trên niềm tin và linh hồn các vị thần linh sẽ nhập vào thân xác nhưng ông đồng, bà đồng có số mệnh lớn để giúp đỡ, chỉ bảo con người. Vậy hầu đồng là gì? Hầu đồng diễn ra ở đâu? Ai có thể hầu đồng? Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về nghi thức hầu đồng để biết nhiều hơn nữa về văn hóa Việt Nam

Hầu đồng là gì?

Trước khi biết hầu đồng là gì, cần hiểu rằng hầu đồng là nghi lễ mang tính tâm linh, khi con người có niềm tin và cầu mong may mắn họ sẽ cùng tham gia vào lễ này. Đó không phải do họ tò mò hay hiếu kỳ mà thực sự việc hầu đồng giống như một nghi lễ gửi ước muốn của người trần đến thiên giới để mong một cuộc sống đầy tài lộc lớn. Có người cho rằng đây chỉ là trò nhố nhăng, vớ vẩn nhưng trên thực tế tùy theo quan niệm tâm linh của con người mà họ theo hay không theo. Lễ nghi này không hề ảnh hưởng xấu đến cuộc sống bình thường con người

Hầu đồng là hiện tượng nhập hồn của các thần linh Đạo Mẫu Tứ Phủ và thân xác các bà đồng hay ông đồng để cầu bình an, sức khỏe, công danh, tình duyên.

Những người được gọi là ông đồng, bà đồng không hẳn đã là những người tự nguyện được theo. Đại đa sỗ là do bản thân họ có căn đồng, hoặc họ theo truyền thồng gia đình. Người nào có căn mà không chịu làm sẽ bị ốm đau, bệnh tật, nhẹ hơn là bứt rứt trong người, cho dù là thuốc thang gì cũng không chữa trị. Nặng hơn là việc làm ăn gặp khó khăn, bị phá hoại nhiều.

Ông đồng hay bà đồng thường bị gọi với biệt danh “đồng bóng” bởi tính tình họ không như bình thường. Họ không mất nhiều thời gian giải thích cho người theo hầu đồng là gì mà thường họ chỉ phát tác và truyền xuống dưới dặn chuẩn bị đồ dùng, lễ nghi đón thần linh giá đáo.

Hầu đồng diễn ra khi nào?

Khi đã được nhắm là “lính” hầu đồng của thần linh thì hàng năm, đặc biệt là dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” các bà đồng, ông đồng sẽ nhập lễ “hầu đồng.

Trong buổi lễ, các vị thánh từ các miền khác nhau sẽ nhập vào thân xác người hầu đồng để ban phát lộc. Nếu ai đã từng tham gia các buổi hầu đồng sẽ thấy  khi mỗi vị thánh xuất hiện, bà đồng sẽ thay các bộ trang phục khác nhau tùy vào theo chức vị của các vị thánh và sở thích của từng vị. Tuy nhiên, quan niệm chung là mỗi miền vụ trụ sẽ có màu khác nhau: màu đỏ (Thiên Phủ), màu vàng (Địa Phủ), màu trắng (màu sông biển), màu xanh (màu của núi rừng Thượng ngàn). 4 phủ chia ra: Thánh mẫu (Tứ vị Thánh mẫu), sau đó Quan (Ngũ vị quan lớn), Chầu (Tứ vị Chầu bà), ông Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng), cô (thập nhị Vương cô), tổng cộng là 50 – 60 vị.

Hầu đồng diễn ra là các Điện, Đền, Phủ nơi thờ các vị Thánh của Đạo Mẫu Tứ Phủ. Phương thức dễ dàng không hề dễ dàng như mọi người nghĩ: Các ông đồng bà đồng phải tự mình đưa vào trạng thái ngây ngất trong nhạc đồng, rộng ràng nhảy múa. Các con đồng ngồi bên cạnh để thay đổi lễ phục của từng Thánh và tung hoa theo từng tính cách của các Thánh. Mỗi vị Thánh có một đặc điểm khác nhau: Thánh Quan uy nghi, oai phong; Chầu bà mang màu sắc của dân tộc thiểu số, ông Hoàng phong nhã, Thánh cô thướt tha, Thánh cậu nghịch ngợm.

Hầu đồng là nghi lễ diễn ra ở các miền của Tổ Quốc vì vậy dần dần trở thành lễ thường trực của người dân. Tuy nhiên mỗi vùng miền lại có các hầu đồng và phong tục khác nhau. Hầu đồng là gì và thực sự có ích cho con người hay không? Trên thực tế, đây là nghi lễ giải tỏa tâm linh cho con người, có ích cho tâm lý căng thẳng lo lắng của con người.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee