HomeSức khỏeLỏng khớp gối: Nhận biết và cách điều trị

Lỏng khớp gối: Nhận biết và cách điều trị

Lỏng khớp gối có thể hiểu đơn giản là tình trạng khớp gối bị lỏng lẻo. Đây là một loại chấn thương thể thao rất thường gặp, đặc biệt là trong bóng đá. Lỏng khớp gối khiến người bệnh khó chịu, gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần biết về lỏng khớp gối: Nhận biết và cách điều trị nhé.

lỏng khớp gối

Hiểu về lỏng khớp gối

Lỏng khớp gối thường gặp do chấn thương thể thao (do dây chằng chéo trước bị thương tổn) hoặc các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp. Khớp gối lỏng lẻo khiến người mắc có cảm giác yếu, đứng không vững, đi lại khó khăn, dễ vấp. Lâu dài có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, nguy cơ bại liệt rất cao. Chính vì vậy việc điều trị sớm khi có những triệu chứng đầu tiên là rất quan trọng.

Triệu chứng của lỏng khớp gối

Ban đầu khớp gối của người bệnh sẽ hơi sưng, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, không đau hoặc ít đau, có thể tự biến mất vài ngày sau đó.

Chân người bệnh xuất hiện cảm giác yếu khi di chuyển; Khi vận động nhanh thấy như bị ríu chân, dễ vấp té.

Nếu chỉ sử dụng 1 bên chân bị đau để trụ thì rất khó để có thể đứng vững.

Đối với vận đông viên thể thao, nhất là cầu thủ bóng đá có thể nhận thấy lực sút suy giảm, sút không căng, quĩ đạo bóng không chuẩn, phong độ giảm sút, các kĩ thuật như đảo, ngoặt bóng… rất khó để thực hiện.

Người bị lỏng khớp gối dễ bị trẹo gối khi đi nhanh, nhất là trên địa hình không bằng phẳng, lên xuống dốc, leo cầu thang.

Sau một thời gian các cơ ở đầu gối người bệnh có thể bị teo lại, giảm khả năng vân động, biến chứng nguy hiểm nhất là tàn phế.

lỏng khớp gối có nguy hiểm không

Phương pháp điều trị lỏng khớp gối

Điều trị nội khoa: Trường hợp lỏng khớp gối do thoái hóa khớp thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc có tác dụng tái tạo sụn, kháng viêm. Bệnh nhân bị đau nhiều có thể được chỉ định sử dụng thêm thuốc giảm đau.

Điều trị ngoại khoa: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị lỏng khớp gối do đứt dây chằng chéo, điều trị nội khoa không thể dứt điểm, phải phẫu thuật. Sau phẫu thuật 2 ngày, người bệnh sẽ được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng khớp gối, ngăn ngừa teo cơ và tình trạng ứ đọng máu.

Thời gian bình phục sau điều trị còn phụ thuộc vào quyết tâm của người bệnh, thường từ 3 – 6 tháng để có thể đi lại bình thường. Còn để có thể quay lại hoạt động thể thao thì cần 9 – 12 tháng.

lỏng khớp gối có bị sao không

Phòng ngừa lỏng khớp gối

Trong đời sống hàng ngày, việc sử dụng liệu pháp massage sẽ giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối.

Với những người thường xuyên vận động, chơi thể thao, sport massage có tác dụng rất lớn – có ý nghĩa ngang với khởi động trước khi bước vào trận đấu hay buổi luyện tập căng thẳng. Sau trận đấu, massage thể thao còn giúp cơ thể được thư giãn, nhanh chóng phục hồi.

Ngoài tự massage, đến các trung tâm massage spa, các bạn có thể sử dụng máy massage chân hoặc ghế massage toàn thân có chức năng massage chân chuyên sâu tại nhà, rất tiện lợi.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee