HomeKiến ThứcMẫu bảng kê thông tin BHYT mới nhất 2018 - Mẫu D01-TS...

Mẫu bảng kê thông tin BHYT mới nhất 2018 – Mẫu D01-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH

Mẫu bảng kê thông tin đa phần là bảng kê về hồ sơ bảo hiểm xã hội cho các nhân viên trong công ty, doanh nghiệp với mục đích tổng hợp lại thông tin từ đó dễ dàng quản lý về mặt nhân sự và việc đóng bảo hiểm cho mỗi nhân viên. Với mẫu bảng kê thông tin này thì các nhân viên bảo hiểm sẽ dễ dàng làm việc hơn với các doanh nghiệp, công ty hơn góp phần tạo ra một quy trình làm việc một cách chuyên nghiệp.

Mẫu bảng kê thông tin

Mẫu bảng kê thông tin hồ sơ về bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ bao gồm tất cả các thông tin liên quan về nhân viên được đóng bảo hiểm xã hội hay các loại bảo hiểm có liên quan khác. Đây được coi là giấy tờ quan trọng làm căn cứ kê khai khi BHXH truy thu, đồng thời nhờ có bảng kê thông tin hồ sơ đóng bảo hiểm này thì các kế toán viên của công ty, doanh nghiệp có thể tổng quát một cách dễ dàng và gửi báo cáo lên cấp trên báo cáo về tình hình lao động hiện tại của công ty.

SONY DSC

Đối với những doanh nghiệp lớn hơn có số lượng công nhân đông thì sử dụng bảng kê khai thông tin là cách tốt nhất để tránh tình trạng sai lầm. Trong mẫu bảng kê thông tin về hồ sơ bảo hiểm xã hội sẽ ghi rõ ràng thông tin của các nhân viên hay các thành phần tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại công ty, kèm theo đó là một số giấy tờ có liên quan và các quyết định kèm theo, mẫu tài liệu này thường được sử dụng cho nhân viên bảo hiểm thuộc nhà nước.

Đặc điểm chính có trong mẫu bảng kê thông tin hồ sơ về bảo hiểm xã hội bao gồm bảng kê khai hồ sơ tham gia BHXH và hướng dẫn làm kê khai bảo hiểm xã hội…

Tham khảo thêm mẫu bảng kê thông tin này tại đây.

Mẫu D01-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

BẢNG KÊ THÔNG TIN

(1):  ……………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo(2) …………………………………………………………………………………………………… )

TT Họ và tên Mã số BHXH Tên, loại văn bản Số hiệu văn bản Ngày ban hành Ngày văn bản có hiệu lực Cơ quan ban hành văn bản Trích yếu văn bản Trích lược nội dung cần thẩm định
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
……………
……………
……………
……………
……………

Đơn vị cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kiểm tra, đối chiếu, lập bảng kê và lưu trữ hồ sơ của người lao động./.

 

Ngày ……. tháng …… năm ………..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

 Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS)

  1. Mục đích: tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của đơn vị, người tham gia làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT gửi kèm Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  2. Trách nhiệm lập: đơn vị.
  3. Thời gian lập: khi có phát sinh.
  4. Căn cứ lập: các loại giấy tờ theo mục 2 Phụ lục 01; Phụ lục 02; Phụ lục 03. Ghi rõ bản chính/ bản sao/ bản chứng thực của giấy tờ.
  5. Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu hàng ngang:

– Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê (ví dụ: hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).

– Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo [ví dụ: kèm theo danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc kèm theo tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)].

* Chỉ tiêu theo cột:

– Cột 1: ghi số thứ tự.

– Cột 2: ghi họ tên người tham gia điều chỉnh.

– Cột 3: ghi mã số BHXH của người tham gia điều chỉnh.

– Cột 4: ghi tên, loại văn bản (Quyết định, HĐLĐ, Giấy xác nhận …).

– Cột 5: ghi số hiệu văn bản (99/QĐ-UBND, 88/LĐTBXH-NCC …).

– Cột 6: ghi ngày ban hành văn bản.

– Cột 7: ghi ngày văn bản có hiệu lực.

– Cột 8: ghi cơ quan ban hành văn bản (UBND huyện, tỉnh hoặc Sở, ngành …; Công ty A …).

– Cột 9: ghi nội dung trích yếu văn bản (V/v tuyển dụng, điều động, tăng lương; xác nhận người có công với cách mạng …).

– Cột 10: ghi một số thông tin được trích lược nêu trong giấy tờ để cơ quan BHXH có căn cứ thẩm định như:

+ Truy thu: ghi một số nội dung trong văn bản làm căn cứ truy thu.

+ Trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH (điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ y tế ban hành): ghi rõ công việc, địa điểm làm việc; mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung hoặc bậc lương, hệ số lương, thời điểm hưởng lương của người lao động theo Quyết định phân công nghề, công việc hoặc Quyết định tiền lương hoặc HĐLĐ, HĐLV theo nghề hoặc công việc.

+ Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch:

Ghi rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch của người tham gia được ghi trong Giấy khai sinh hoặc bản Trích lục khai sinh;

Ghi rõ: số chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu; họ và tên, ngày tháng năm sinh của người tham gia được ghi trong chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.

Trường hợp là đảng viên ghi rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; ngày tháng năm khai lý lịch của người tham gia được ghi trong Lý lịch đảng viên.

+ Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn:

Đối với người có công với cách mạng được cấp thẻ thương binh, thẻ bệnh binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh: ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, tỷ lệ mất sức lao động của người có công với cách mạng được ghi trong thẻ; họ và tên, chức vụ của người ký cấp thẻ.

Đối với người có công với cách mạng được cấp Quyết định công nhận, Quyết định hưởng trợ cấp, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận, Huân chương, Huy chương… (viết tắt là văn bản): ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người có công với cách mạng được nêu trong văn bản (nếu có); họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

Đối với cựu chiến binh theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ (Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP): ghi rõ tên Quyết định (là phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành); ngày nhập ngũ; cấp bậc quân hàm (chuẩn úy, thiếu úy…); địa điểm nơi đóng quân của cựu chiến binh được nêu trong văn bản; họ và tên, cấp bậc của người ký văn bản (hoặc ký thẩm định văn bản).

Đối với cựu chiến binh là người trực tiếp tham gia kháng chiến được cấp Giấy chứng nhận, Giấy khen, Quyết định hưởng trợ cấp, Lý lịch (cán bộ, đảng viên): ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của cựu chiến binh được nêu văn bản; họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn theo hộ gia đình (như: thân nhân người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo…) được cấp giấy chứng nhận, giấy xác nhận, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: ghi rõ họ tên của người có công với cách mạng (hoặc chủ hộ), họ và tên các thân nhân được ghi trong văn bản; họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

* Lưu ý: Trường hợp người tham gia không có giấy tờ nêu tại Phụ lục 02, Mục II, III Phụ lục 03 mà có giấy tờ khác chứng minh thì đơn vị nộp cho cơ quan BHXH để xem xét giải quyết, không ghi vào bảng kê này.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee