Đề bài: Phân tích bài thơ “Chí anh hùng” nhà thơ Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 1/11 năm Mậu Tuất (1788) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo một số tài liệu, ông sinh ở Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Năm 1819, Nguyễn Công Trứ thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan, bấy giờ đã 31 tuổi. Ông là người văn võ song toàn, làm tới chức Uy Viễn Tướng công Binh bộ Thượng thư nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, hạ tới ba bốn cấp.
Gần 30 năm tận tâm lăn lộn chốn quan trường, Nguyễn Công Trứ mấy lần dâng sớ xin nghỉ hưu nhưng vua vẫn không cho. Khi đã qua tuổi thất thập, ông lại lần nữa dâng sớ lên vua Tự Đức vừa lên ngôi và lần này thì được phê duyệt về nghỉ với chức quan Phủ doãn Thừa Thiên. Trong cuộc đời làm quan của mình, ông cũng sáng tác nhiều áng văn thơ để lại cho đời. Nổi bật trong số đó là tác phẩm Chí anh hùng.
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.
Nguyễn Công Trứ là người có tài, có chí, luôn khát khao với cuộc sống, với con đường công danh, hăm hở đem tài trí ra giúp nước, giúp đời. Trung hiếu đối với Nguyễn Công Trứ là triết lí sống không thể thiếu của đấng nam nhi đại trượng phu:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.
Những câu thơ mở đầu đã cho thấy ý chí làm trai mà Nguyễn Công Trứ muốn gửi gắm. Người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang nợ tang bồng. Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên. Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi là phải có chí lớn à bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn. Người có chí nam nhi, có chí anh hùng thì trường đua tranh vô cùng rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ: “vòng trời đất”, “nam, bắc, đông, tây” “trong bốn bể”. Không quản ngại khó khăn, ý chí phải kiên cường đội trời đạp đất.
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Cuộc sống nhân sinh ai biết được sẽ ra đi lúc nào. Tính chất lãng mạng và hiện thực hòa quyện trong cái nhìn vừa thực tế vừa lí tưởng ở Nguyễn Công Trứ thêm vào bốn câu tiếp theo:
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Nguyễn Công Trứ đã trải qua những thăng trầm dữ dội, đã nếm nhiều vinh nhục trên con đường công danh.Có điều cần khẳng định là ông đã sống và hành động đúng như ông quan niệm. Lời thơ đầy sự cái phơi phơi phơi tự tin, vẫn cái cảm hứng nồng nàn đầy khát vọng của trí làm trai nhưng ý thơ có sự phát triển, có sự nâng lên cấp độ. Đã làm trai cho đáng nên trai, dù cuồng phong bão tố vẫn phải quyết giữ được buồm lái. Trong 4 câu thơ trên còn có sự kết hợp hài hòa đẹp đẽ giữa con người và công dân và con người cá nhân, đồng thời bộc lộ lối sống con người phong túng và tâm hồn lãng mạng phong tình mà Nguyễn Công Trứ đã khéo léo ẩn vào những câu thơ.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.
SAu những khó khăn lấp song làm nên anh hùng thể hiện chí làm trai, giờ đây Nguyễn Công Trứ cho phép mình “thành thơi’ chỉ niềm vui hân hoan, toại nguyện, thảnh thơi ung dung với “thơ túi rượu bầu”, sống tại cuộc đời của những tao nhân mặc khách. Giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, thư thái diễn tả niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời, đã trang trải hết nợ tang bồng.