HomeVăn HọcPhân tích bài thơ "Đi thi tự vịnh" của Nguyễn Công Trứ

Phân tích bài thơ “Đi thi tự vịnh” của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đi thi tự vịnh” của Nguyễn Công Trứ

Bài Làm:

Nguyễn Công Trứ là một nhà chính trị, nhà quân sự và một nhà thơ thời nhà Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân trên một vùng đất lớn ở miền Bắc, lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong chiến tranh Việt-Xiêm (1841-1845). Nguyễn Công Trứ, một nhà trí thức phong kiến có tài. Thơ văn ông luôn thể hiện chí khí Của kẻ làm trai “Dọc ngang ngang dọc”. Ông luôn ấp ủ trong lòng hoài bão tạo dựng sự nghiệp công danh từ thủa còn trai trẻ. Ngay trong bài thơ “Đi thi tự vịnh”, ông đã nêu rõ quan niệm của mình:

Đi không há lẽ trở về không ?

Cái nợ cầm thư phải trả xong.

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Dở đem thân thế hẹn tang bồng.

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

Trong cuộc trần ai, ai dễ biết

Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.

“Đi thi tự vịnh” là một trong nhiều bài thơ nói về chí nam nhi và niềm hăm hở lập công danh của Nguyễn Công Trứ. Bốn câu thơ đầu tiên thể hiện nỗi trăn trở hoài nghi của người đàn ông về việc thực hiện trí làm trai

Đi không há lẽ trở về không ?

Cái nợ cầm thư phải trả xong.

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Dở đem thân thế hẹn tang bồng.

Nếu đã chuẩn bị đồ đi thi chẳng nhẽ lại không thực hiện điều đó mà trở về khi mới thấy khó khăn. Không thực hiện trí làm trai mà trở về vui thú điền viên mà không màng đến nỗi khổ của người dân?  Những câu thơ còn được biểu lộ một sự đĩnh đạc, hào hùng và phơi phới. Đó là sĩ khí của tác giả trước khi bước vào cuộc đọ trí đua tài dù có băn khoăn về những khó khăn nhưng chí làm trai sẵn sàng vượt qua được tất cả. Điều nổi bật của bài thơ được thể hiện trọn vẹn trong 4 câu thơ cuối của bài thơ:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

Trong cuộc trần ai, ai dễ biết

Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.

Chí làm trai đã được nhiều nhà thơ nhắc đến, mỗi người có cách nói riêng, nhưng đều có muốn nhắc nhở phận nam nhi rằng đã làm trai là phải làm được việc lớn, có ích với đời với dân với nước, là phải ngang dọc trời đất. Nguyễn Công Trứ là nhà thơ đã làm được nhiều điều có ích với dân với nước. Ông đã từng làm quan, đi đánh giặc, làm doanh điền sứ mở rộng đất đai trồng trọt. Ông là người nói được và làm được, những gì ông để lại vời đời đều được người đời trân trọng, gìn giữ. Chính những điều Nguyễn Công Trứ làm được ông căn dặn người đọc thơ rằng phải trải qua những khó khăn thử thách chí làm trai thì mơi biết ai là anh hùng, ai không. Danh mà tác giả đề cập ở đây là công danh, là tiếng thơm, tiếng tốt, tên tuổi của một con người gắn liền với thời đại.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee