HomeVăn HọcPhân tích bài thơ “Đưa ông phủ” nhà thơ Tú Xương ...

Phân tích bài thơ “Đưa ông phủ” nhà thơ Tú Xương – Văn mẫu lớp 9

Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy, chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thi ca dân tộc. “Đưa ông phủ” là một trong những bài thơ mang đậm dấu ấn, châm biếm sâu cay.

Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương (1870 – 1907), quê ở Mỹ Lộc, Nam Định. Ông khá lận đận trên con đường thi cử: “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”. Cuối cùng, ông chỉ đỗ Tú tài, nên mọi người  gọi ông là Tú Xương.

Sự nghiệp văn thơ của Tú Xương chỉ có trên dưới 150 bài thơ, phú và văn tế bằng chữ Nôm khá khiêm tốn. Tuy nhiên, mỗi lần nhắc đến hồn thơ Tú Xương mà người đời nghĩ ngay đến chất trữ tình thấm đảm, chất trào phúng sắc nhọn. Những bài thơ gắn với tên tuổi của ông như: “Thương vợ”, “Ông cò”, “Đưa ông phủ”, “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, ….

Xã hội Việt Nam dở Tây dở Ta đầu thế kỉ 20 hiện lên trong thơ Tú Xương rất rõ rệt. Nhiều hiện tượng xấu xa, đồi bại đã phản ánh một cách sắc nét. Sự châm biếm, giễu cợt, đả kích đạt đến độ cay độc, khinh bỉ không thể nào lột tả hết. Quan Tây quan ta, những thầy đội, thầy đề, me Tây, .. trở thành những chân dung biếm họa dưới ngòi bút Tú Xương.

Trong bài thơ “Đưa ông phủ”, một trong những khía cạnh châm biếm  cũng ghi nhận rõ ràng. Đó là quan phủ, đó là xã hội đồng tiền thối nát:

Tri phủ Xuân Trường được mấy niên

Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên

Chữ chi, chữ chiểu không phê đến

Ông chỉ quen phê một chữ tiền.

Ngay từ hai câu thơ đầu tiền, người đọc đã hình dung được phong thái của một một vị quan tri phủ ở Xuân Trường- Nam Định thời xưa:

Tri phủ Xuân Trường được mấy niên

Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên

Quan “tri phủ” là cách gọi chỉ chức quan đứng đầu một phủ. Cách nói chế giễu “được mấy niên” có nghĩa đã yên vị ở chức vụ đó được mấy năm. Nhà thơ còn cười một cách mỉa mai “nhờ trời” – “cũng bình yên”. May sao, ở đây đám dân đen dễ bảo nên quan mặc sức đè đầu cưỡi cổ, bóc lột. “Nhờ trời” là có bổng lộc, vơ vét được của riêng. Cái xã hội, tham quan thì nhiều, ai cũng chỉ chăm chăm chạy tiền để lo một chỗ đứng trên quan trường. Dân thì thấp cổ bé họng nên phải cung phụng nghe theo.

Tuy nhiên, đến hai câu sau, bức tranh biếm họa mới lột tả rõ nét nhất:

 Chữ chi, chữ chiểu không phê đến

Ông chỉ quen phê một chữ tiền.

Y và chiểu là ngôn từ trong văn bản hành chính mà bọn quan lại ngày trước thường dùng. Công việc làm quan hay công văn giấy tờ, tri phủ “không phê đến”. Mọi thứ chỉ làm qua loa, thậm chí không thèm ngó ngàng đến.

Đến câu thơ: “Ông chỉ quen phê một chữ tiền” mới là đỉnh cao của sự châm biếm, khinh bỉ. Nó đại diện cho tầng lớp tham quan ô lại thời bấy giờ và trở thành “quốc nạn” tham nhũng trong lòng người. Xa hội đồng tiền khiến con người trở nên tha hóa biến chất. Quan lại “chỉ quen phê một chữ tiền”. Nếu nói quan phải làm việc vì dân, vì nước thì trong bức tranh này, quan chỉ chăm chăm vơ vét tiền của dân để làm giàu cho bản thân.

Lối nói phủ định để khẳng định, tương phản ngôn ngữ thơ của Tú Xương đã lột tả bộ mặt một tên tham quan điển hình không chỉ ở Xuân Trường mà là chế độ phong kiến quan trường thối nát. Người dân phải chịu biết bao uất ức, không có tiếng nói, kêu trời chẳng thấu. Cả bài thơ là giọng khinh bỉ, mỉa mai bao trùm.

“Đưa ông phủ” thực sự là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc, độc đáo, đậm chất trào phúng của bậc thầy Tú Xương.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee