HomeVăn HọcPhân tích bài thơ “Khoảng trời- Hố bom” nhà thơ Lâm Thị...

Phân tích bài thơ “Khoảng trời- Hố bom” nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ – văn học lớp 9

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, biết bao người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Không chỉ riêng các đấng nam nhi, các nữ du kích mà còn có cô gái mở đường. Hình tượng này được khắc họa rõ nét trong bài thơ “Khoảng trời- Hố bom” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18/9/1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Đầu năm 1972, khi máy bay Mỹ quần đảo, ném bom triệt phá con đường lưu thông Nam – Bắc, đã có biết bao nhiêu người lính cảm tử, tự mình thắp lên ngọn đuốc, đánh lạc hướng máy bay địch, kéo luồng bom về phía mình để cứu con đường khỏi bị thương. Lâm Thị Mỹ Dạ nhìn xuống hố bom, nước đọng lại khoảng trời trong ngắt và thầm hỏi với lòng mình: Những ai đã chết ở đây? Bà đã viết một mạch bài thơ “Khoảng trời hố bom” trong nguồn cảm xúc dâng trào.

Thông qua bài thơ này, nhà thơ muốn nhắn gửi với các bạn trẻ hôm nay và mai sau rằng: Chúng ta được sống trong hòa bình là nhờ sự hy sinh quên mình của những lớp người đi trước, trong đó có những cô gái thanh niên xung phong, những cô gái mở đường.

Nhà thơ dẫn dắt câu chuyện rất đỗi nhẹ nhàng như kể một câu chuyện: “Chuyện kể rằng em cô gái mở đường”. Nhân vật chính đã xuất hiện. Em chính là cô gái mở đường.

Những câu sau nói về công việc hàng ngày của “em” bằng sự gan dạ, quyết tâm:

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắm lên ngọn lửa

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam-Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Cô gái mở đường đã “đánh lạc hướng thù” để đoàn quân của chúng ta có thể vận chuyển lương thực, súng đạn tiếp tế an toàn. Cô gái đó mang sức trẻ, sự dũng cảm và niềm tin mãnh liệt vào ngày đất nước giải phóng. “Ngọn lửa” hừng hực như muốn thiêu đốt kẻ thù xâm lược.

Nhưng cô gái ấy đã không kịp chờ đợi đến ngày bình yên. Em đã vĩnh viễn ra đi:

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Chúng ta cảm thấy nghẹn ngào khi đọc dòng chữ “Em nằm dưới đất sâu”. Em đã hy sinh bởi bom đạn của quân thù. Đất mẹ ôm chặt em vào lòng- người con gái tuổi xuân còn chớm nở. Cô gái mở đường đã không còn nữa nhưng “tâm hồn em luôn tỏa sáng”, là tấm gương cho những lớp thanh niên Việt Nam noi theo.

Có phải thịt da em mềm mại trắng trong

Đã hóa thành những vầng mây trắng

Và ban ngày khoảng trời ngập nắng

Đi qua khoảng trời em

Vầng dương thao thức

Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực

Soi cho tôi

Không còn sự chết chóc, đất nước hòa bình, mây trắng, trời ngập nắng. Bởi lẽ, máu thịt em đã hòa quện với đất. Em đã đánh đổi cả tính mạng để mọi người ngắm được thiên nhiên tươi đẹp ngày hôm nay. Cả khoảng trời tâm hồn của em và khoảng trời thiên nhiên hiện tại đều trở nên lung linh và vĩnh hằng trong sự liên tưởng, so sánh đầy tài hoa của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Gương mặt em bạn bè tôi không biết

Nên mỗi người có gương mặt em riêng.

Chưa ai gặp em- cô gái mở đường. Nhưng chắc chắn, mỗi người đều có những hình dung riêng. Khuôn mặt của cô gái ở độ tuổi xuân thì luôn sống vui vẻ, lạc quan nhưng rất gan dạ. Những liên tưởng, so sánh nối tiếp nhau, bổ sung nhau, tôn vinh nhau làm nên vẻ đẹp và sức sống của bài thơ. Từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ hữu hạn đến vô hạn, từ cụ thể đến trừu tượng.

“Khoảng trời – hố bom” như đúng với tên gọi của nó. Đó là “khoảng trời” tự do mà ngày hôm nay chúng ta được thừa hưởng là do đánh đổi với những “hố bom” chôn vùi, là xương máu bao nhiêu người đã hy sinh anh dũng. Vì vậy, bài thơ cũng nhắc nhở mỗi chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với giá trị của từng “khoảng trời” ấy.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee