Nguyễn Du (1766 – 1820) tự Tố Như, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh xưa thuộc trấn Nghệ An.Năm 1965 UNESCO tôn phong Nguyễn Du (1766 – 1820) là danh nhân văn hóa thế giới, vào thời điểm ấy chưa phát hiện ra gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông.Nguyễn Du là đại thi hào với nhiều tác phẩm thể hiện lòng yêu nước da diet và “Phản chiêu hồn” là một trong số đó.
Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
Ðông tây nam bắc không chốn nương tựa
Lên trời xuống đất đều không được
Còn trở về thành Yên thành Sính làm gì?
Thành quách còn đây, nhân dân đã khác
Bụi bặm mù bay làm dơ bẩn quần áo
Ra ngoài thì ruổi xe, vào nhà ngồi chễm chệ
Ðứng ngồi bàn bạc như hai bậc hiền thần Cao, Quỳ
Không để lộ ra nanh vuốt nọc độc
Mà cắn xé thịt người ngọt xớt
Không thấy sao mấy trăm châu ở Hồ Nam
Chỉ có người gầy gò, không ai béo tốt
Hồn ơi! hồn ơi! nếu cứ noi theo lối đó
Thì sau Tam Hoàng không hợp thời nữa
Hãy sớm thu góp tinh thần trở lại Thái Cực
Ðừng trở lại đây nữa để người ta mai mỉa
Ðời sau đều là Thượng Quan
Khắp mặt đất đều là sông Mịch La
Cá rồng không ăn, sói hùm cũng nuốt
Hồn ơi! hồn ơi! hồn làm sao đây?
Bài thơ Phản Chiêu Hồn là bài thơ được Nguyễn Du sáng tác để thể hiện tấm lòng của ông đối với bi kịch của một nhà thơ yêu nước xảy ra ở Trung Quốc hơn 2000 năm trước. Bài thơ “Phản chiêu hồn” là một bài thơ có tứ độc đáo, giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao cả.
Khuất Nguyên là nhà thơ vĩ đại của Trung Quốc, ông cũng để lại nhiều tác phẩm thơ ca bất hủ như Ly Tao, Thiên vấn, Cửu chương, cửu ca… Đó là những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật và tư tưởng lớn, thể hiện tinh thần yêu nước và tâm hồn cao đẹp của Khuất Nguyên, trở thành mẫu mực của văn học qua nhiều thời đại về sau. Nguyễn Du thể hiện sự đồng cảm với Khuất Nguyên vì hai ông đều có những hoàn cảnh bất đắc chí. Bài Phản Chiên Hồn đề cập đến một số vấn đề lớn của xã hội với mong muốn hồn Khuất Nguyên không nên trở về.
Bài thơ mang ý nghĩa tố cáo hiện thực thật sâu sắc. “Đông Tây, Nam, Bắc không có nơi nào nương tựa cả lên trời xuống đất điều không được, về đất yên đất vĩnh mà làm gì. Khắp phương trời không chỗ nương tựa.
Với những hình ảnh miêu tả chân thực Nguyễn Du đã làm hiện hình một xã hội Trung Quốc đen tối. Nhân dân thì đói khổ, người sống trung nghĩa thì bế tắc. Vì yêu nước thương dân, muốn cải tiến đất nước để làm cho dân giàu nước mạnh mà Khuất Nguyên lại bị cách chức, bị đày ải đến nồi ức lòng phải tự tử trên sông Mịch La. Cái chét ấy đã làm cho bao người thương xót. Nguyễn Du cũng cảm phục con người ấy, nhưng ông lại không muốn chiêu hồn Khuất Nguyên như Tống Ngọc. Phản Chiêu hồn chính là bài thơ trùm đắp cái buồng uất âm ỉ thành nộ khí gây nên sấm chớp bão bùng của sự phản kháng cao độ, phủ nhận cuộc đời đang sống một cách không thương tiếc.
Từ số phận của Khuất Nguyên, Nguyễn Du đã khái quát nâng lên thành những số phận, cảnh ngộ phổ biến, bao quát cả không gian và thời gian. Với Phản chiêu hồn, Nguyễn Du đã phản ánh sự xấu xa độc ác trong xã hội phong kiến ở thời đại của chính bản thân ông. Thậm chí sự phản ành này còn có ý nghĩa ở Trung Quốc và Việt Nam.