Đề bài: Phân tích bài thơ “Thương vợ” văn mẫu lớp 9
Bài làm:
Tú Xương là được biết đến là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, ngoài những bài thơ châm biếm, đả kích, ông viết những bài trữ tình rất xúc động, điển hình như bài “Thương vợ”.
Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, hình ảnh bà Tú- vợ Tú Xương hiện lên rõ nét trong bài thơ “Thương vợ”. Bà Tú cũng đại diễn một phần nào đó cho hình ảnh người phụ nữ ở xã hội xưa chịu thương, chịu khó, thương yêu chồng con hết lòng.
Ngay từ hai câu đầu, nhà thơ đã khái quát ngắn gọn về công việc của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Bà Tú “buôn bán ở mom sông”, tần tảo “quanh năm”. Công việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi chồng và năm người con. Tú Xương đang tự trách bản thân mình. Ông đỗ tú tài nhưng không được làm quan nên để vợ phải lăn lộn kiếm sống nuôi cả nhà. Ông thương vợ những cũng thấy xấu hổ vì phải để vợ lo “miếng cơm manh áo”.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Tú Xương đã mượn hình tượng “thân cò” để nói về sự vất vả, tảo tần của bà Tú. Bà chịu thương, chịu khó buôn bán để mưu sinh. Thân hình mỏng manh, bé nhỏ như gánh trên vai cả trọng trách lớn. Hàng ngày, nhìn vợ phải vật lộn kiếm sống. “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”, đó là khi chợ đông, buôn bán khó tránh khỏi tranh chấp. Nhiều lúc mệt mỏi nhưng nghĩ đến năm người con và một chồng đành gắng gượng.
Dù vất vả là thế nhưng bà Tú chẳng một lời kêu ca, phàn nàn vẫn rất chịu thương chịu khó:
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Bà Tú là hình mẫu của người phụ nữ Á Đông. “Một duyên, hai nợ”- vợ chồng là cái duyên cũng là cái nợ. Bà Tú chấp nhận số phận, toàn tâm toàn ý chăm lo cho chồng con. Dẫu “năm nắng mười mưa” cũng không kêu ca, nề hà gì. Sự tần tảo, đảm đang, luôn hi sinh vì gia đình của bà Tú càng khiến người chồng là Tú Xương yêu thương, bết ơn và quý trọng vợ hơn.
Vừa thương vợ nhưng ngẫm về mình Tú Xương chua xót nói trong hai câu kết bài thơ:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
“Thói đời” là Tú Xương đang ám chỉ xã hội phong kiến thối nát thời bấy giờ. Dù ông có nỗ lực học hành nhưng “ăn ở bạc” thi mãi cũng chỉ đỗ tú tài. Ông không giúp gì được cho vợ mà còn là gánh nặng của vợ, khiến vợ con sống khổ vì mình. Xót xa nhất vẫn là câu “Có chồng hờ hững cũng như không”. Chữ “hững hờ” nghe sao mà đau lòng đến thế. Tú Xương đáng ra phải làm trụ cột cho cả nhà nhưng ở đây ngược lại. Bà Tú phải vất vả vì chồng con, có chồng mà chẳng giúp được gì, thậm chí có chồng cũng như không.”
“Thương vợ” là một bài thơ hay, giàu cảm xúc của Tú Xương. Từng câu từng chữ rất chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc. Nhà thơ đã nói lên tình cảm yêu thương, tôn trọng vợ. Qua đó, bài thơ còn nói lên đức tính tần tảo, chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam xã hội xưa nói chung và bà Tú nói riêng.