HomeVăn HọcPhân tích bài thơ "Thương vợ” Nhà thơ Tú Xương

Phân tích bài thơ “Thương vợ” Nhà thơ Tú Xương

Đề bài: Phân tích bài thơ “Thương vợ” Nhà thơ Tú Xương

Bài làm:

Nhà thơ Tú Xương hay Trần Tế Xương lúc nhỏ tên là Trần Duy Uyên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, sinh ngày 10 tháng 8 Canh Ngọ (5 – 9 -1870), tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là phố Hàng Nâu, thánh phố Nam Định. Tú Xương hầu như làm thơ trào phúng về bao cái mới quái gở đó. Nhà thơ vạch trần, đả kích thẳng tay và khi cần gọi tên, điểm mặt.

Bên cạnh phần lớn thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại nhiều bài thơ trữ tình thắm thiết. Điều này phản ánh bản chất, cốt cách của nhà thơ, một người giàu lòng yêu thương, luôn thao thức với đời và cũng hết sức chân thật khi tự trách mình. Và bài thơ “Thương vợ” của ông là một trong số đó.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.”

Tác phẩm “Thương vợ” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ đề cập đến nhiều khía cạnh trong xã hội, đồng thời cũng là tiếng lòng tha thiết, sự tri ân đầy xót xa của Tú Xương đối với bà Tú, qua đó, người đọc cũng phần nào thấy được những đức hi sinh to lớn của những người phụ nữ lúc bấy giờ hay của bà Tú đối với người chồng của mình.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng”

“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác , không được một ngày nghỉ ngơi. Một tay bà tẩn tảo nuôi chồng nuôi con, nỗi khổ và đức hi sinh này ai thấu. Thân phận của người phụ nữ nhưng lại thay chồng gánh vác ra đình. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Những câu thơ tiếp theo lột tả rõ hơn cuộc đời, thân phận của bà Tú Phần thực, tô đậm thêm chân dung bà Tú. Nỗi cực nhọc kiếm sông ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh “con cò”  khi quãng vắng  lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

Dẫu cuộc sống có khổ hờn tủi nhục như vậy như than ôi “ âu đành phận”. Đã là thân phận đàn bà đành chấp nhận với hoàn cảnh hẩm hiu này, nào có dám kể công với ai. Dù nắng hay dù mưa vẫn một mình lầm lũi sớm hôm buôn bán nuôi đủ chồng đủ con. Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.”

Tú xương chửi “đời” nhưng cũng “tự chửi” mình, “tự chửi” cái thói sĩ diện của một đấng nam nhi đang trên đường công danh, thói gia trưởng chỉ biết ngồi than vãn sự đời. Tú xương coi mình như kẻ vô tâm, “ăn ở bạc” với vợ con, luôn luôn “hờ hững” trong trách nhiệm và vai trò của một kẻ làm cha, làm chồng. Thật là “có chồng hờ hững cũng như không” . Bản thân tự dùng những vần thơ để chửi bản thân, Tú Xương hiểu rõ những nỗi khổ đức hi sinh của người vợ nhưng ông cũng chỉ biết than. Than cho phận bà Tú, nhưng cũng là than cho phận mình, có tài mà không được trọng dụng để một mình người vợ gánh vác và nuôi cơm.  Lời chửi bản thân của Tú Xương vừa thấm đượm cái bi, cái bất hạnh trong niềm riêng của tác giả, lại vừa dí dỏm, hài hước.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee