HomeCâu Nói HayTóm tắt lịch sử ý nghĩa ngày Tự do Báo chí thế...

Tóm tắt lịch sử ý nghĩa ngày Tự do Báo chí thế giới 3/5

Một nền báo chí tự do và độc lập thực sự là thành tố quan trọng của một xã hội tự do. Sẽ không có xã hội tự do nếu báo chí chưa độc lập khỏi chính quyền. Vì vậy, ngày 3/5 được chọn là ngày Tự do Báo chí thế giới.

Lịch sử ngày Tự do Báo chí thế giới 3/5

Năm 2004 đã có 19 nhà báo bị giết ở Iraq. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2005, trên thế giới đã có 22 nhà báo bị giết, trong đó có 9 người ở Iraq. Ngày 1/1/2005, trên thế giới có 107 người làm việc cho các phương tiện truyền thông bị cầm tù, chỉ tính riêng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 26 và Cuba là 22 người.

Ngày 20/12/1993, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố ngày 3/5 là “Ngày Tự do Báo chí thế giới” theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF) đã dùng ngày này để chỉ ra những biện pháp bạo lực và độc đoán của các nhà cầm quyền đối với báo chí, như bắt giam và giết hại các nhà báo.

Tuyên bố Windhoek là gì? Một tuyên bố những nguyên tắc tự do báo chí do những nhà báo ở Châu Phi soạn thảo trong một hội thảo của UNESCO về “Thúc đẩy nền Báo chí Châu Phi Độc lập và Đa nguyên” ở thành phố Windhoek, Namibia, vào năm 1991.

Tuyên bố Windhoek kêu gọi truyền thông tự do, độc lập, đa nguyên trên toàn thế giới, mô tả tự do báo chí là thiết yếu đối với dân chủ và là một quyền con người căn bản.

Ý nghĩa của ngày Tự do Báo chí thế giới 3/5

Ngày Tự do Báo chí thế giới 3/5 nhắc chúng ta nhớ các nguyên tắc cơ bản về tự do nghề báo. Đồng thời, đánh giá tình hình báo chí quốc tế, bảo vệ tính độc lập của giới truyền thông trước những hành động tấn công, sách nhiễu. Bên cạnh đó, đây là ngày lên án những vi phạm quyền tự do bày tỏ ý kiến của con người tại nhiều nơi trên thế giới, và cũng là để tưởng nhớ các ký giả đã hy sinh trong lúc đang làm nghiệp vụ.

Thông tin đại chúng độc lập, tự do, và dồi dào góp phần rất quan trọng trong công tác quản lý xã hội dân chủ. Báo chí là lực lượng giúp đảm bảo sự minh bạch và uy tín của nhà nước, phát huy vai trò của luật pháp, cũng như đấu tranh chống lại đói nghèo, bất công xã hội.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee