HomeMẹ và Bé5 cách dạy trẻ biết nghe lời

5 cách dạy trẻ biết nghe lời

Để có cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời, bớt bướng bỉnh các vị phụ huynh của chúng ta cần có sự tham khảo nhiều phương pháp khác nhau bởi không phải đứa trẻ nào tính cách cũng giống nhau để chúng ta chỉ áp dụng theo 1 phương pháp là đã có thể thành công.

Cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời không hề đơn giản chính vì thế bố mẹ phải thật kiên nhẫn vì trẻ từ 1 tuổi trở đi đã bắt đầu hình thành một số cảm nhận ban đầu về cá nhân, và trẻ sẽ bản năng làm theo những gì mình nghĩ. Dưới đây là 5 cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời đã được chọn lọc và được nhiều cha mẹ áp dụng thành công.

5 cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời cho các bậc phụ huynh

Khi con sai phạm bố mẹ hãy dùng ánh mắt nghiêm nghị, kết hợp lời nói để thể hiện thái độ một cách cứng rắn để con hiểu điều mình muốn bé làm

1. Đừng la mắng – hãy dùng thái độ nghiêm khắc

Nhiều cha mẹ thường sẽ không giữ được bình tĩnh trong những trường hợp con phạm lỗi hay lại cho rằng việc đòn roi, mắng mỏ, dọa nạt sẽ khiến trẻ sợ hơn, không mắc phải những lỗi tương tự nữa…Tuy nhiên, đây lại là sai lầm trong hình thức giáo dục có mà có thể bậc phụ huynh nào cũng từng mắc phải ít nhất là 1 lần. Không chỉ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực việc mắng mỏ, đánh con còn có thể gây ảnh hưởng đến cả lòng tự trọng của con nữa. Chính vì thế, thay vì la mắng, đòn roi cha mẹ hãy xử lý những sai phạm của con bằng thái độ nghiêm khắc kết hợp với những lời giải thích, dạy dỗ để con có thể nhận ra những sai lầm của mình.
Chẳng hạn khi bắt gặp con nói dối về một vấn đề nào đó, hãy nhẹ nhàng hỏi rõ về lý do vì sao con nói dối. Rất có thể, bé đang có một sự bối rối hay có một lý do chính đáng nào đó khiến bé phải nói dối. Sau khi đã biết được nguyên do rồi, lúc này bố mẹ mới có thể tìm ra cách để định hướng con, giúp con nhận ra nói dối là không tốt….

“Mẹ hiểu cảm xúc của con lúc đó, chắc khó chịu lắm đúng không?. Nhưng mẹ lại không đồng ý với việc con đã đánh bạn. Thay vì việc đánh bạn, con có thể…”.

2. Lời nói phải đi đôi với thực hành

Lời nó chỉ là lý thuyết mà lý thuyết thì một đứa trẻ chắc chắn sẽ không thể hiểu hết và hiểu rõ được. Chính vì thế để dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời bố mẹ cần phải thực hiện song song lời nói và thực hành, điều này sẽ giúp bé có thể hình dung rõ hơn về những gì được dạy bảo đồng thời việc lặp đi lặp lại bằng hành động sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn.

3. Hướng dẫn con một cách cụ thể nhất có thể

Khi yêu cầu hay muốn dạy con làm một việc gì mẹ không nên chỉ đạo một cách chung chung bởi đối với trẻ 1 tuổi có rất nhiều thứ còn xa lạ so với nhận thức của bé, nếu chỉ nói chung chung con sẽ khó hình dung được mình cần phải làm gì. Chẳng hạn khi dạy bé đánh răng mẹ hãy hướng dẫn con cụ thể từ việc lấy kem đánh răng ra bàn chải, lấy nước như thế nào cho đến từng bước đánh răng ra sao…


Với từng công đoạn cụ thể như thế, khi đã quen, bé chắc chắn sẽ có thể thực hiện được nhanh hơn và nhớ lâu hơn đồng thời cũng sẽ không cần chỉ dẫn của người lớn ở những lần sau nữa.

4. Không đưa ra quá nhiều yêu cầu cùng lúc

Cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời khéo léo nhất là không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu cho trẻ cùng một lúc. Trẻ 1 tuổi khả năng của bé chưa thể nào nhớ hết được nhiều thông tin được đưa ra cùng một lúc chính vì thế nếu cha mẹ đưa ra hàng loạt yêu cầu và thông tin cho trẻ sẽ khiến trẻ bối rối không biết nên làm gì và làm từ đâu.

Ví dụ khi trẻ không chịu đi lớp, nhiều bố mẹ thường tức giận đưa ra hàng loạt yêu cầu cho con. Tuy nhiên, cách tốt hơn là bố mẹ nên yêu cầu con từng việc một như: con hãy cất đồ chơi đi, tiếp đó là lấy mũ và cặp cuối cùng là lấy giày dép ….

La mắng, đòn roi được coi là những hình thức dạy con phản giáo dục và không được khuyến khích.

5. Đừng vội mủi lòng khi trẻ khóc hay tỏ ra “đáng thương”

Bố mẹ, nhất là bà thường rất dễ mềm lòng khi trẻ khóc hay mè nheo đáng thương mỗi khi phạm lỗi. Có những đứa trẻ ngay từ bé đã rất khéo léo trong việc xin được tha lỗi. Tuy nhiên, cha mẹ ông bà nên biết lỗi nào có thể cho qua, lỗi nào cần thể hiện thái độ cương quyết với con. Với những lỗi nghiêm trọng cần nghiêm nghị và thể hiện thái độ không bằng lòng đồng thời hướng cho bé cách xử lý tốt hơn với những trường hợp tương tự.

Khi dạy con và yêu cầu con thực hiện một điều gì đó, nếu chỉ dùng lời nói suông thì bé sẽ không thể hình dung và ghi nhớ được.

Với cách xử trí như trên chắc chắn nếu có những lần sau sai phạm bé sẽ dần dần bỏ được tính mè nheo đi bởi thấy nó không còn có tác dụng với bố mẹ ông bà nữa,

Với cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời trên đây, bố mẹ đã tự tin hơn để chuẩn bị cho con những hành trang tốt nhất chưa? Chỉ cần cố gắng kiên nhẫn, và dùng từ ngữ nhỏ nhẹ nhưng cũng đầy nghiêm nghị, chắc chắn bạn có thể dạy bé ngoan ngoãn hơn, nghe lời hơn.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee