HomeKiến ThứcĐề ôn thi vào lớp 10 môn toán

Đề ôn thi vào lớp 10 môn toán

Học môn Toán cũng cần có chiến lược mới có thể tham gia được các kỳ thi vào THPT.

Hầu như các bài thi có đến 60% là kiến thức cơ bản, ưu tiên nhiều kiến thức trong sách giáo khoa. Các hình thức va nội dung mà các đề thi thử đề ra chỉ là những kiến thức nâng cao, bỏ sót khá nhiều kiến thức cơ bản trong sách giao khoa. Các bạn học sinh nên cẩn thận lựa chọn các thông tin để ôn luyện tránh việc sử dụng quá nhiều đề thi tràn lan tạo ra tình trạng quá tải.

Ngay cả các đề ôn thi vào lớp 10 môn toán cũng có hàng trăm kiểu đề khác nhau, việc các bạn không sắp xếp hợp lý thời gian ôn thi sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn.

Các bài thi toán từ dễ đến khó vẫn nên làm lần lượt bởi nếu các bạn bỏ qua các câu khó thì càng về cuối các bạn càng tốn thêm nhiều thời gian. Phải học cách đọc đề nhanh, nắm được ý chính sau đó tìm mối liên hệ giữa các dữ liệu được cho nhanh chóng.

Sẽ có ba dạng:

  • Hình học: tưởng tượng mô hình và vẽ ra nếu cần sau đó dùng bút chì tính toán trước, không nên viết quá nhiều số liệu sẽ bị loạn
  • Câu dễ: Làm nhanh trong 1 -2 phút và không được làm lướt lướt cho xong, chỉ nên nháp cách tính và đáp án
  • Câu khó: Dành nhiều thời gian hơn. Sau đó sử dụng các phương pháp khác nhau để làm.

Lưu ý tránh các lỗi sau:

  • Không đọc kỹ đề bài: Nếu các bạn đọc sai các mệnh đề trong toán các bạn sẽ nhầm đồ thị
  • Các khái niệm tính chất: Phân biệt rõ ràng và học tốt các khái niệm
  • Xét không không hết các trường hợp: Mỗi bài đều có cách giải khác nhau vì vậy cần kiểm tra kỹ các kết quả rồi mới kết luận
  • Biến đổi và tính toán sai: Nên biến đổi hai lần, kiểm tra lại ngay khi có kết quả

Một ví dụ mô hình đề ôn thi vào lớp 10 môn toán như sau:

Câu 1: Cho biết a = 2 +√3  và b = 2 – √3. Tính giá trị biểu thức: P = a + b – ab.
           

Câu 2: Cho phương trình: x2 – 5x + m = 0 (m là tham số).

  1. a) Giải phương trình trên khi m = 6.
  2. b) Tìm m để phương trình trên có hai nghiệm x1,x2thỏa mãn: |x– x2| = 3.

Câu 3: Giải phương trình: x2 – 7x + 3 = 0.

.

Câu 4: Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R) ta vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là tiếp điểm). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm M, vẽ MI ⊥ AB, MK ⊥ AC (I ∈ AB, K ∈ AC)

  1. a) Chứng minh: AIMK là tứ giác nội tiếp đường tròn.
  2. b) Xác định vị trí của điểm M trên cung nhỏ BC để tích MI.MK.MP đạt giá trị lớn nhất.

 

Đây chỉ là một trong số những dạng đề ôn thi, các bạn nên tham khảo các mẫu tương tự như vậy để sắp xếp thời gian làm bài thi thử tốt hơn.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee