HomeGiải đápChứng quyền là gì? Tìm hiểu kiến thức về chứng quyền

Chứng quyền là gì? Tìm hiểu kiến thức về chứng quyền

Trong chứng khoán, chứng quyền là sản phẩm đang được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Vậy chứng quyền là gì? Chứng quyền có đảm bảo là gì? Tất cả sẽ được Gocbao bật mí trong bài viết sau đây.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phát hành. Nó có tên tiếng Anh là Stock Warrant.

Chứng quyền cho phép người sở hữu được mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó. Cho dù thị trường hay công ty có xảy ra biến động thì chứng quyền vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu.

Chứng quyền là gì?

Phân loại chứng quyền là gì?

Có hai loại chứng quyền có đảm bảo:

Chứng quyền mua (Call Warrant)

Người sở hữu chứng quyền mua sẽ được phép mua một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá đã được quy định rõ.Khoảng tiền chênh lệch khi giá chứng khoán cơ sở lớn hơn giá thực hiện từ thời điểm đó.

Chứng quyền bán (Put Warrant)

Người sở hữu chứng quyền bán sẽ được phép bán một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá đã được quy định rõ.Khoảng tiền chênh lệch khi giá chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện từ thời điểm đó.

Ví dụ về chứng quyền?

Ví dụ về chứng quyền như sau:

Công ty B phát hành chứng quyền với giá 200.000VNĐ/chứng quyền với kỳ hạn 6 tháng. Người nắm giữ chứng quyền này có thể mua cổ phiếu do công ty B phát hành với giá 200.000VNĐ/ cổ phiếu.

Cho dù bất kì trường hợp nào xảy ra, người sở hữu chứng quyền này đều được mua cổ phiếu với giá không đổi. Đó là 200.000VND/ cổ phiếu.

Khái niệm liên quan

Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm là một loại chứng khoán được phát hành bởi tổ chức tài chính. Nó có tên gọi tiếng Anh là Covered Warrant, được viết tắt CW. Chứng quyền cung cấp cho người mua quyền mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể trong tương lai với mức giá định sẵn.

Chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là số lượng chứng quyền mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ về tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền:

Chứng quyền mua có tỷ lệ chuyển đổi là 10:1. Điều này có nghĩa là để mua một chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư cần sở hữu 10 chứng quyền có bảo đảm.

Trái phiếu không kèm chứng quyền là gì?

Trái phiếu không kèm theo chứng quyền là loại trái phiếu mà nhà đầu tư được mua với mức giá có thể thay đổi. Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Cách hoạt động của chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có đảm bảo hoạt động như một mã chứng khoán cơ sở thông thường. Hiểu một cách đơn giản, chứng quyền có bảo đảm cung cấp cho bạn quyền hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu.

Nếu bạn dự đoán giá cổ phiếu tăng, chứng quyền có bảo đảm cung cấp cho bạn quyền hưởng chênh lệch giá của cổ phiếu. Với cách hoạt động này bạn không cần bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu toàn bộ cổ phiếu.

Nếu sở hữu chứng quyền bảo đảm, bạn sẽ không được hưởng những quyền lợi của cổ đông như:

Nhận cổ tứcTham dự Đại hội cổ đôngQuyền bỏ phiếu,…

Chứng quyền là gì?

Cách ghi nhận lãi/lỗ của chứng quyền có bảo đảm

Khi bạn đang sở hữu chứng quyền có bảo đảm và có lãi có thể chốt lời qua hai cách:

Bán trực tiếp trên sàn.Để tới ngày đáo hạn.

Bán trực tiếp trên sàn

Ví dụ:

Chứng quyền là gì?

Khi đó, lãi /lỗ sẽ được thể hiện qua biểu đồ sau:

Chứng quyền là gì?

Công thức:

Giá vốn = Giá thực hiện + Giá chứng quyền = 27,500 + 2,200 = 29,700 Đ

Giả sử bạn mua chứng quyền bảo đảm tại ngày phát hành là 2,200 Đ/CW, bạn sẽ có lãi khi giá HPG vượt 29,700 Đ/CP.

Tại ngày 13/01/2021 cổ phiếu HPG là 45,000 Đ/CP chúng ta sẽ có bảng tính lãi sau:

Chứng quyền là gì?

Lúc này giá chứng quyền có bảo đảm đang được giao dịch ở mức 12,950 Đ/CW. Bạn có thể bán luôn trên sàn như một cổ phiếu thông thường và thu về 126,8 triệu đồng (+588.6 %).

Trường hợp xấu nhất xảy ra khi tại ngày đáo hạn, giá thực hiện của CW lớn hơn giá của cổ phiếu. Lúc này giá của CW sẽ trở về 0 và bạn sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư.

Để tới ngày đáo hạn

Ở thị trường Việt Nam, bạn sẽ không được chuyển đổi từ CW thành cổ phiếu tại ngày đáo hạn. Thay vào đó, công ty chứng khoán sẽ tự động tính khoảng chênh lệch và thanh toán tiền luôn.

Công thức tính lãi/lỗ khi giao dịch trong ngày đáo hạn như sau:

Lợi nhuận ròng = [(Giá chứng khoán cơ sở – giá thực hiện)/Tỷ lệ chuyển đổi – Giá của chứng quyền] x SL chứng quyền mua.

Câu hỏi thường gặp

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền có tác dụng gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền có tác dụng cho biết số lượng chứng quyền cần sở hữu để đổi thành một chứng khoán cơ sở. Số lượng CW lớn thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ ảnh hưởng tới số lượng cổ phiếu được chuyển đổi thành.

Chứng quyền là gì?

Khi nào nên mua chứng quyền?

Thời điểm mua chứng quyền còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Xu hướng thị trường: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn thường biến động theo thị trường.Thông tin tích cực trong ngắn hạn: Những thông tin này sẽ tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Điều này cũng sẽ giúp giá cổ phiếu có xu hướng tăng trong ngắn hạn.

Chắc hẳn qua những chia sẻ trên bạn cũng đã biết được chứng quyền là gì rồi đúng không nào? Thông qua bài viết Gocbao hi vọng đã cung cấp được những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư. Đừng quên theo dõi Gocbao để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee