Đánh cắp dữ liệu, lộ thông tin khách hàng là một trong những vấn đề nổi cộm trong giới an ninh mạng hiện nay. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức có hẳn một đội ngũ Cyber Security. Vậy Cyber Security là gì thì cùng Gocbao tìm câu trả lời dưới bài viết sau.
Cyber là gì?
Cyber là an ninh mạng và có tên gọi bằng tiếng Anh đầy đủ là Cybersecurity. Cyber đề cập đến các biện pháp được thực hiện để giữ thông tin mạng điện tử một cách bảo mật và an toàn khỏi những thiệt hại hoặc đánh cắp dữ liệu.
An ninh mạng áp dụng cho cả phần mềm và phần cứng, cũng như thông tin trên Internet. Cyber có thể được sử dụng để bảo vệ thông tin cá nhân, các hệ thống công nghệ thông tin quản lý,…
Cyber Security là gì?
Cyber Security là thuật ngữ chỉ các công nghệ, hoạt động và quy trình được thiết kế ra nhằm bảo vệ hệ thống mạng, hệ thống máy tính, máy chủ, các thiết bị di động; hay các chương trình và dữ liệu quan trọng khỏi các cuộc tấn công an ninh mạng hoặc truy cập trái phép.
Để có thể bảo vệ cho nhân viên cũng như cá nhân doanh nghiệp thì các tổ chức nên tìm hiểu các nhà phân phối hệ thống an ninh mạng uy tín. Việc này giúp đảm bảo an toàn mạng, quản lý rủi ro và liên tục cập nhật hệ thống khi công nghệ thay đổi và phát triển.
An ninh mạng là gì?
An ninh mạng là phương thức đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật và tính khả dụng của thông tin. An ninh mạng giúp chống lại và phục hồi các tai nạn từ ổ cứng hoặc cúp điện và từ các cuộc tấn công của hacker đến doanh nghiệp.
Đặc điểm của an ninh mạng
Đặc điểm của an ninh mạng là sử dụng các biện pháp an ninh, mọi thông tin được lưu trữ trên máy tính hoặc trên thiết bị điện tử hoặc trên Internet đều có thể bị tấn công. Nếu có biện pháp thích hợp, sự tấn công có thể ngăn chặn được.
Để đảm bảo rằng một hệ thống được bảo mật, người ta phải hiểu các rủi ro và lỗ hổng vốn có của thiết bị hoặc mạng lưới cụ thể. Đồng thời, hiểu xem liệu các lỗ hổng này có thể khai thác được hay không.
Tầm quan trọng của Cyber Security
Cyber Security có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, công ty tài chính, quân đội, tổ chức chính phủ,… đối với việc lưu trữ và xử lý các dữ liệu quan trọng trên máy tính và các thiết bị khác.
Ngoài ra, hệ thống Cyber Security còn giúp bảo vệ nguồn thông tin cũng như dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng. Ngăn ngừa những hành vi tấn công tinh vi, bảo vệ thông tin mật một cách tốt nhất.
Các loại tấn công an ninh mạng
Các cuộc tấn công an ninh mạng nhằm mục đích xấu ngày càng nhiều vớ thủ đoạn tinh vi. Vì thế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã không ngần ngại chi tiền để bảo mật thông tin của mình.
Các loại tấn công an ninh mạng bao gồm:
Cuộc tấn công cửa sau (Backdoor): Đây là loại tấn công khai, để truy cập được vào một hệ thống không yêu cầu các phương thức xác thực thông thường.Cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Denial-of-service attack): Là loại tấn công ngăn người dùng hợp pháp truy cập hệ thống.Cuộc tấn công truy cập trực tiếp (Direct-access attack): Bao gồm các lỗi kỹ thuật và virus làm hỏng hệ thống và mất dữ liệu.
Các loại an ninh trên mạng hiện nay
An ninh mạng hoạt động thông qua một cơ sở hạ tầng chặt chẽ, được chia thành ba loại chính: bảo mật công nghệ thông tin, an ninh mạng và an ninh máy tính.
Các loại an ninh trên mạng bao gồm:
Bảo mật công nghệ thông tin (bảo mật thông tin điện tử): Bảo vệ dữ liệu ở nơi chúng được lưu trữ, cả khi các dữ liệu này di chuyển trên các mạng lưới thông tin.An ninh mạng: An ninh mạng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo dữ liệu kỹ thuật số trên các mạng lưới, máy tính và thiết bị cá nhân nằm ngoài sự truy cập, tấn công và phá hủy bất hợp pháp.An ninh máy tính: An ninh máy tính thực hiện chức năng bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và chống lại các dữ liệu bị chặn, bị thay đổi hoặc đánh cắp bởi tội phạm mạng.
Muốn làm Cyber Security học gì?
Ngành Cyber Security nói riêng và lĩnh vực CNTT nói chung là rất rộng. Để làm Cyber Security bạn cần nắm vững nền tảng networking như: Routing, NAT, VPN. Đồng thời, phải thông thạo cách mà các hệ điều hành như Window, iOS, Linux,… vận hành.
Việc hiểu biết về dữ liệu, tiếng Anh cũng vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo qua một số trường đào tạo như: Học viện Kỹ thuật Mật mã, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia HN; Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông, Học viện An ninh nhân dân (Bộ Công an); Trường Đại học CNTT – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, FPT,….
Từ những thông tin trên đây phần nào đã giải đáp được thắc mắc Cyber Security là gì. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học đặc thù này cũng như tầm quan trọng của hệ thống Cyber Security. Bên cạnh đó, đừng quên chia sẻ và theo dõi nhiều bài viết mới của Gocbao nhé.