Công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhanh chóng và khái niệm ICT đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn còn mới mẻ với nhiều người. Để hiểu chính xác về ý nghĩa của ICT là gì, trong bài viết dưới đây Gocbao sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.
ICT là gì?
ICT là viết tắt của cụm từ Information Communication Technology. ICT (Information Communication Technology) được hiểu với nghĩa là công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT).
Đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong thời đại công nghệ hiện nay. Nó là sự kết hợp giữa truyền thông và viễn thông, các hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe – nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại.
Ý nghĩa của ICT là gì?
Ngày nay, để nói về chỉ số ICT người ta thường dùng thuật ngữ đi kèm đó là cụm từ ICT Index. Chỉ số ICT được dùng để đo mức độ phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông. Không chỉ vậy, đây còn là chỉ số để đo mức độ sẵn sàng phát triển và áp dụng CNTT và TT trong các lĩnh vực tại các nước.
Bên cạnh đó, ICT giúp thể hiện rõ vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe-nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại,…
Một số từ viết tắt khác liên quan ICT
Một số từ viết tắt khác liên quan ICT được Gocbao tổng hợp sau đây:
Information And Communication TechnologiesInformation Communication TechnologyIdiopathic Copper ToxicosisIdeal Cycle TimeImage Composition ToolIsovolumic Contraction Time – Also IvctInformation And Communications TechnologyInternational Critical TablesIn Circuit TestInstitute Of Computer Technology – Also IcotInfluence Coefficient TestsInformation And Communication TechnologyInsulin Coma TherapyIntegrated Concept TeamIntramolecular Charge Transfer
ICT gồm những gì?
ICT bao gồm tất cả các phương tiện thông tin liên lạc, xử lý thông tin cả về phần cứng và đường mạng cũng như sự kết nối với các phần mềm. Ngoài ra, ICT còn để nói về các phương tiện xử lý thông tin, chia sẻ âm thanh và hình ảnh như: Điện thoại, phương tiện truyền thông, xử lý âm thanh, truyền tải mạng và chức năng giám sát.
ICT có các cấp độ nào?
ICT Index hay Chỉ số ICT là thước đo mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT.
Các chỉ số ICT Index tại Việt Nam được phân theo 3 cấp độ sau:
ICT Index của Bộ – Ngành: Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Bộ – Ngành (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: Hạ tầng và ứng dụng).ICT Index của Tỉnh – Thành: Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Tỉnh – Thành (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: Hạ tầng và ứng dụng).ICT Index của Doanh nghiệp: Chỉ số về năng lực sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT-TT của doanh nghiệp (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: Kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh).
Tác động của ICT lên đời sống xã hội
ICT có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều khía cạnh khác nhau:
Vai trò của ICT trong cuộc sống
ICT góp phần tạo nên một xã hội kết nối toàn cầu, xóa bỏ rào cản ngôn ngữ. Mọi người có thể tương tác và liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
Những công cụ của ICT như thư điện tử, tin nhắn SMS, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo,… đã trở nên quen thuộc với mọi người và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Vai trò của ICT trong giáo dục
ICT đang được ứng dụng như một trợ thủ đắc lực của nền giáo dục hiện nay thông qua việc học trực tuyến, thi trực tuyến, chia sẻ tài liệu,… Điều này minh chứng cho thấy tầm quan trọng, cũng như lợi ích của việc kết nối trong giáo dục là quá lớn.
Tuy nhiên, chi phí và hệ thống hạ tầng vẫn còn là vấn đề lớn để các khu vực vùng sâu, vùng xa hoặc những nơi chưa có điều kiện tốt tiếp cận với công nghệ hiện đại này.
Vai trò của ICT trong giáo dục doanh nghiệp
Ứng dụng ICT, chuyển đổi số không còn là điều kiện cần nữa, mà đó là điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn phát triển nhanh và bền vững hơn. ICT mang lợi các lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
Tự động hóa sản xuất, kiểm soát, lưu trữ dữ liệu.Giao dịch trực tuyến nhanh gọn, chi phí thấp.Tạo ra nhiều sản phẩm mới, sáng tạo đáp ứng nhu cầu thị trường.Sản lượng cao, giá thành rẻ dễ cạnh tranh.
Tầm quan trọng của ICT đối với doanh nghiệp
ICT đối với những doanh nghiệp mang lại lợi ích không nhỏ, đóng góp một phần vô cùng quan trọng giúp:
Tiết kiệm được các khoản chi phí, gia tăng thêm cơ hội và sự tiện lợi.Tự động hóa được quy trình doanh nghiệp, kiểm soát và lưu trữ các dữ liệu.Cho ra được thêm nhiều sản phẩm mới và dịch vụ mới áp dụng công nghệ.Trực tiếp giao dịch thông qua trực tuyến tiết kiệm được thời gian.Tạo được những công việc kỹ thuật số cao như chế tạo đồ cảm ứng, robot,…
Mọi thứ đề có tính hai mặt và ICT cũng vậy. Bên cạnh những thuận lợi và lợi ích mang lại cho con người cũng như nền kinh tế hay xã hội thì ICT cũng có những mặt hạn chế như:
Hình thành thêm các loại tội phạm mới, hay là việc robot tự động hóa làm cho con người trở nên lười biếng và mất đi dần giá trị trong xã hội.Qua đó nhắc nhở mỗi người, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia hãy sử dụng ICT một cách hiệu quả. Không nên quá lạm dụng để dẫn đến những kết quả không mong muốn.
Cơ hội và thách thức của ngành ICT hiện nay
Ngành ICT xuất hiện đi kèm với nhiều cơ hội và thách thức khác nhau:
Cơ hội của ngành ICT:
Kết nối toàn cầu, bỏ qua rào cản về địa lý, ngôn ngữ,…Thúc đẩy chuyển đổi số, lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu.Truyền đạt thông tin nhanh chóng, tiện lợi.Tiết kiệm thời gian, công sức.Tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo cao.
Thách thức của ngành ICT:
Tính chuyên môn cao, đòi hỏi sự tìm hiểu và am hiểu lớn.Công nghệ thay đổi liên tục, đòi hỏi sự cập nhật của những cá nhân, doanh nghiệp trong ngành.Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu cả về chất lượng và số lượng.Nếu doanh nghiệp không kịp ứng dụng ICT sẽ đánh mất tính cạnh tranh.
Cơ hội việc làm liên quan đến công nghệ ICT
Ngành công nghệ thông tin ICT hiện đang nằm trong Top đầu ngành có thu nhập cao ở nước ta. Trong khi đó nhân lực của ngành công nghệ thông tin và Truyền thông mới chỉ đáp ứng 70% nhu cầu của xã hội.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng. Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Những con số trên cho thấy nhu cầu, cơn khát nhân lực trong ngành CNTT dường như vẫn chưa hề giảm sút.
Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng 13%. Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực như: tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game,…
Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí “khát” trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng,…
Sau khi học ngành ICT là gì, sau khi ra trường bạn nguồn nhân lực ICT có thể hoạt động ở nhiều vị trí khác nhau:
Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo,…
Qua bài viết trên của Gocbao hy vọng đã giải đáp ICT là gì? Những ý nghĩa của ICT sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi Gocbao để cập nhật những tin tức mới hằng ngày nhé!