HomeMẹ và BéLàm thế nào để sữa về nhiều?

Làm thế nào để sữa về nhiều?

Làm thế nào để sữa về nhiều cho con bú bây giờ, do cơ địa không tốt hay do không biết cách. Bài viết dưới đây sẽ lí giải cho các mẹ về hiện tượng thiếu sữa và cách khắc phục tình trạng này cùng với đó là những lưu ý để các mẹ chuẩn bị có con biết để tránh nhé.

Làm thế nào để sữa về nhiều
Làm thế nào để sữa về nhiều

Cách để khiến sữa về nhiều cho con bú

1/ Phải đảm bảo bé được đặt đúng vị trí và ngậm ti đúng cách. Mặt bé phải hướng vào ngực mẹ và cằm bé chạm vào bầu vú.

2/ Sự tiếp xúc da thịt giữa mẹ và bé rất quan trọng. Cởi quần áo bé, chỉ cho bé mặc mỗi tã quần. Ôm bé sát người bạn sẽ giúp kích hoạt các nội tiết tố thúc đẩy quá trình tạo sữa.

3/ Cho bé bú thường xuyên và khuyến khích bé ngậm ti mỗi lần bé muốn. Đừng đếm số lần cho ăn mà hãy cho bé bú cả hai ti để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

4/ Luôn ở cạnh bé. Việc mẹ đi làm trở lại sớm hoặc mẹ và bé bị hạn chế ít gần nhau, hoặc bé ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú đều đặn.

5/ Cho bé bú mỗi một tiếng một lần.

6/ Đổi bên cho bé bú. Mỗi lần bé bắt đầu khóc quấy thì bạn đổi bên. Có thể thực hiện vài lần đổi như vậy.

7/ Cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần vào mỗi lần ăn. Đôi lúc bé ăn ít hoặc nhiều, nhưng về cơ bản nên cho bé bú mỗi tiếng một lần để giúp sản sinh sữa cho mẹ nhiều hơn.

8/ Trong khi cho bé bú, massage và bóp nhẹ bầu ngực cùng lúc giúp nặn bớt sữa trong bầu ngực ra, đồng thời nó cũng giúp kích thích ngực tạo ra dòng sữa mới.

9/ Cho bé bú hết ít nhất một bên ngực mỗi lần. Nếu bên kia còn căng thì bạn có thể nặn ra cho bớt căng và giữ lại sữa cho bé bú bình phòng khi bé không muốn bú mẹ.

10/ Không nên cho bé ngậm ti giả. Nếu bé muốn hãy cho bé ngậm ti mẹ.

11/ Mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng. Tránh uống các loại nước chứa caffeine như trà và cà phê.

12/ Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thức cả đêm thì hãy tranh thủ ngủ ban ngày. Chỉ ngủ một tiếng thôi cũng giúp bổ sung lại nguồn sữa và năng lượng cho mẹ.

13/ Giữ cho tâm trạng thanh thản và thoải mái. Quá trình tạo sữa sẽ bị tác động nếu mức độ căng thẳng của mẹ tăng cao. Và khả năng tiết sữa sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ không cảm thấy lo lắng.

14/ Dành nhiều thời gian để chơi với con. Khi việc cho con bú chỉ là một việc nhẹ nhàng thì nó phần nào có tác động tích cực tới việc tạo sữa ở mẹ.

15/ Luôn ở cạnh những người ủng hộ bạn trong việc cho con bú. Điều này có tác dụng hỗ trợ tinh thần rất tốt.

16/ Chấp nhận mọi đề nghị giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Những hành động giúp đỡ trong công việc nhà, chăm sóc em bé hay mua sắm, lau chùi đều giúp bạn tiết kiệm năng lượng để có thể “chuyên tâm” vào việc tạo sữa.

17/ Luôn tự tin và lạc quan. Cho con bú là một việc làm tự nhiên. Cơ thể của bạn sẽ nhận biết cần phải làm gì, do đó cần thoải mái và kiên nhẫn.

18/ Hạn chế cho bé bú bình hoặc thức ăn ngoài. Khi bé đói sẽ bú cạn ti mẹ, giúp ti mẹ sản sinh sữa mới.

19/ Nhờ bác sĩ kê đơn để tăng lượng sữa. Thuốc sẽ có tác dụng tốt đặc biệt trong 3 tháng đầu mới sinh.

Nguyên nhân khiến mẹ không có nhiều sữa

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia tình trạng ít sữa bắt nguồn từ việc mất cân bằng hormon bên trong cơ thể mẹ dẫn đến khi mới sinh đã tiết ít sữa.

Còn có nhiều trường hợp ban đầu mẹ rất nhiều sữa nhưng lượng sữa đã giảm dần theo thời gian, khi con càng lớn lượng sữa càng ít.

Về nguyên nhân thì theo các chuyên gia lý giải cho hiện tượng này là có liên quan đến hormone prolactin – đây là hormone quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ, lượng hormone này thiếu là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa. Ngoài ra cung có thể là một trong những trường hợp sau:

1/ Mẹ từng có tiền sử phẫu thuật ngực như nâng ngực hay giảm nhỏ ngực. Mặc dù bác sĩ phẫu thuật có thể đã cố gắng để duy trì mô vú tạo sữa càng nhiều càng tốt, nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Việc cắt đứt các dây thần kinh và ống dẫn từ vú tới núm vú có thể gây ra vấn đề.

2/ Bị nhiễm trùng ngực, chẳng hạn như bệnh viêm vú hoặc nấm đầu núm vú.

3/ Khi bé không biết cách ngậm ti và nuốt, hoặc kết nối giữa bé và ngực mẹ chưa đúng. Trong trường hợp này bạn nên nhờ y tá hoặc bác sĩ kiểm tra xem đã đúng tư thế chưa.

4/ Do một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai.

5/ Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy.

6/ Mẹ bị đau đầu ti khi cho bé bú dẫn tới dần dần mất khả năng tạo sữa.

Các mẹ cần làm gì để tránh trường hợp thiếu sữa cho con

Chắc chắn không chỉ đơn giản là cơ thể mỗi người khác nhau, vẫn có những nguyên tắc chung để sữa về nhiều mà nhiều mẹ không để ý.

Nếu bạn làm được hay sinh con bằng cách tự nhiên

Khi nhau thai tách khỏi tử cung của người mẹ báo hiệu sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ và sữa sẽ nhanh chóng được tiết ra. Vì vậy cơ thể mẹ sẽ nhận được nhiều tín hiệu thông báo dù sinh mổ hay sinh thường.

Thường thì nếu mẹ phải trải qua ca sinh khó khăn thì sữa sẽ về chậm hơn. Sữa sẽ về bất kỳ khi nào, bạn nên cho bé bú liên tục trong ngày đầu vì sữa non đã có sẵn trong ngực mẹ và bé sẽ bú sữa non trong 72 giờ đầu.

Thuốc kháng sinh được dùng để tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh mổ sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. Nếu sinh thường, hàm lượng prolactin đủ để kích thích sữa về nhanh và nhiều.

Sau khi sinh nên cho con bú liên tục nếu con đói

Sinh thường là một khởi đầu thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không có nghĩa nếu mẹ sinh mổ thì không thể cho con bú.

Dù sinh thường hay sinh mổ các mẹ nên chú ý cho con ti ngay sau 1 giờ sau sinh để con hấp thụ được nguồn sữa non quý giá. Ở cạnh con và cho bé bú khi theo nhu cầu sẽ tạo nên phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ để sản xuất sữa.

Với các mẹ sinh mổ, lý tưởng nhất là cho con bú ngay giờ đầu tiên, nhưng tùy tình trạng mẹ nên điều đó khó thực hiện được, tuy nhiên các mẹ lưu ý nhé không để trễ hơn từ 4 -6 giờ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra nếu kéo dài thời gian này bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bú mẹ và tắc sữa ở mẹ. Nếu bé phải xa mẹ hơn 6 giờ có thể mẹ nên hút sữa cho bé bằng máy hút sữa chuyên dụng để có kết quả tốt.

Nếu sữa về chậm, mẹ đừng lo lắng mà hãy cho con bú càng nhiều càng tốt, dù ban đầu chưa có mấy. Cần quan sát bé bú đã đúng cách chưa, trong những ngày đầu bé có thể tự bú rất tốt lượng sữa non vì đó là bản năng có sẵn.

Thông thường sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều. Chính vì vậy mẹ cứ thoải mái cho con bú mà không cần phải tuân theo bất kỳ thời gian biểu được đặt ra.

Vì vậy mỗi khi bé có nhu cầu thì bạn nên cho bé bú ngay. Việc tích cực cho con bú sẽ nhanh chóng giúp bạn ổn định nguồn sữa và kích thích lượng sữa được tiết ra.

Nếu như sữa mẹ nhiều hơn so với nhu cầu của trẻ bạn có thể vắt ra rồi để ngăn đá dùng dần. Tuy nhiên, việc dùng máy hút sữa cũng cần đúng cách.

Nhiều mẹ vẫn nhầm tưởng nên dùng máy hút sữa ngay sau mỗi cữ bú của con vì nghĩ rằng việc này sẽ kích thích sản xuất sữa nhiều hơn.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thói quen này nếu có ở những tuần đầu sau sinh sẽ làm mất đi sự cân bằng tự nhiên giữa lượng sữa mà mẹ sản xuất với lượng sữa mà bé cần.

Thậm chí dẫn đến tính trạng căng ngực hoặc áp xe vú do sữa quá nhiều.

Kích sữa

Việc kích sữa bằng máy đều đặn, đủ số lần từ 8-10 lần/ngày sẽ giúp sữa về đều đặn hơn nếu bạn thực hiện đúng và liên tục trong một tháng.

Chỉ cần bạn biết cách làm đúng, thì dù muốn nhiều hay muốn ít sữa, cơ thể bạn đều có thể đáp ứng, không phụ thuộc vào kích thước ngực hay các yếu tố cơ địa nào.

Không sử dụng bình sữa

Chắc các mẹ không biết rằng trẻ sơ sinh sử dụng những cử động lưỡi và hàm rất khác nhau giữa bú mẹ và bú bình?

Khi bé mới làm quen với việc bú mẹ nhưng ngay lúc đấy mẹ lại “dạy” bé học thêm bú bình thì việc bú mẹ cũng vô tình ảnh hưởng và theo chiều hướng xấu đi.

Do đó mẹ cần hạn chế cho con bú bình, ngay cả nếu đó là sữa mẹ thì cũng không hề tốt. Con sẽ không thích ti mẹ và bỏ ti mẹ.

Ôm con nhiều hơn

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ lớn giữa hành vi chăm sóc của bố mẹ với lượng sữa được tiết ra. Theo đó, những hành động như vuốt ve, âu yếm bé sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên trong cơ thể mẹ.

Cả hai loại hormone này cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú thường có nồng độ oxytocin và prolactin cao hơn trong máu, thúc đẩy gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé và tạo tâm trạng hưng phấn cho việc tiết sữa.

Một điều thú vị nữa, chỉ bằng hành động massage cho bé và địu con trước ngực có thể giúp các bà mẹ cảm thấy tăng cường giao tiếp cảm xúc với con. Việc ngủ cùng con cũng là thuận lợi để tạo điều kiện mẹ cho bé bú thường xuyên vào ban đêm.

Chế độ ăn uống hợp lý

Ngoài tìm những giải pháp cho sữa nhiều thì các mẹ không nên bỏ qua những loại thực phẩm tốt cho việc “gọi sữa về”và cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất, các phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về.

Những thực phẩm dành cho các bà mẹ là cà rốt, củ cải, các loại rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều)…

Uống nhiều nước ấm là yếu tố then chốt để đảm bảo bạn có đủ nước cho “nhà máy sản xuất sữa” của bạn. Đây cũng là kinh nghiệp dân gian được áp dụng khá thành công, đặc biệt là các loại nước từ lá chè vằng, nụ vối.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại thuốc lợi sữa, vừa có thực phẩm chức năng và các loại thảo mộc đã qua chế biến.

Nếu áp dụng những cách trên gọi sữa về nhưng chưa thành công, các mẹ nên đi khám để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tính trạng ít sữa. Đôi khi, vấn đề không phải nằm ở “cỗ máy sản xuất” mà có thể xuất phát từ sức khỏe của mẹ hoặc bé.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee