Ngày 22/9/2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký và gửi Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT tới các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GD&ĐT, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014.
Thông tư 22 có một số điểm mới nên việc tiếp nhận cách đánh giá học sinh cấp Tiểu học của các giáo viên mới đầu còn khó khăn. Ví dụ như giáo viên phải dần thay đổi suy nghĩ của mình về số lượng học sinh hoàn thành xuất sắc học tập ít hơn so với trước kia.
Ngoài ra, khi thực hiện Thông tư 22, mẫu nhận xét học bạ theo thông tư 22 , cách đánh giá học sinh chặt chẽ, toàn diện hơn nhiều nên giáo viên sẽ phải đối diện với những khó khăn trong thay đổi tâm lý của phụ huynh, học sinh đối với cách đánh giá mới.
Mẫu nhận xét học bạ theo thông tư 22 quy định khi giáo viên đánh giá thường xuyên về học tập:
- a) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
- b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
- c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
Thay vì nhận xét học sinh thông qua sổ sách, Bộ GD-ĐT yêu cầu giáo viên đánh giá học sinh vào bảng ghi kết quả trong 4 kỳ (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ II). Việc chấm điểm giữa kỳ chỉ thực hiện ở học sinh khối 4 và 5. Điều này cũng sẽ giảm bớt công việc phải nhận xét học sinh bằng sổ sách cho giáo viên. Để nhận xét chính xác cho học sinh và giúp các vị phụ huynh hiểu rõ hơn, chúng tôi xin chia sẻ mẫu nhận xét học bạ theo thông tư 22 để phụ huynh nắm rõ hơn.
TUYỂN TẬP CÁC MẪU NHẬN XÉT DÀNH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 22 ( Từ lớp 1 => lớp 5)
Tất cả các môn học
MỤC LỤC
MỘT SỐ NHẬN XÉT GHI HỌC BẠ TIỂU HỌC THEO TT 22 4
MỘT SỐ NHẬN XÉT HÀNG NGÀY (TỪNG MÔN HỌC) 15
MỘT SỐ NHẬN XÉT THEO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH 17
MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT DÙNG ĐỂ GHI VÀO SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 18
MỘT SỐ MẪU NHẬN XÉT VÀO SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THEO TỪNG KHỐI LỚP 22
CÁCH GHI NHẬN XÉT THEO THÔNG TƯ 22 MÔN TIẾNG ANH 24
MẪU NX ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HS Ở TIỂU HỌC THEO MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ 26
GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG GHI HỌC BẠ TIỂU HỌC 28
MẪU NHẬN XÉT CUỔI KỲ THEO LỜI KHEN 32
GỢI Ý NHẬN XÉT VÀO SỔ THEO DÕI GIÁO DỤC MỤC NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT 40
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 22 43
GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HS LỚP 1 THEO THÔNG TƯ 22 (Ghi sổ TD CLGD mục Năng lực và Phẩm chất) 45
GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HS LỚP 2 THEO THÔNG TƯ 22 (Ghi sổ TD CLGD mục Năng lực và Phẩm chất) 48
GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HS LỚP 3 THEO THÔNG TƯ 22 (Ghi sổ TD CLGD mục Năng lực và Phẩm chất) 51
GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HS LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 22 (Ghi sổ TD CLGD mục Năng lực và Phẩm chất) 54
GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HS LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 22 (Ghi sổ TD CLGD mục Năng lực và Phẩm chất) 58
NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN TIẾNG VIỆT + TOÁN 62
CÁCH GHI NHẬN XÉT THEO THÁNG MÔN TIẾNG ANH 88
NHẬN XÉT THEO THÁNG CỦA GV CHỦ NHIỆM 92
GỢI Ý GHI NHẬN XÉT VÀO SỔ TDCLGD Kết hợp cả 3 lĩnh vực: KTKN-Năng lực-Phẩm chất 94
NHẬN XÉT THEO THÁNG CỦA GV MÔN MĨ THUẬT 98
NHẬN XÉT THEO THÁNG CỦA GV MÔN ÂM NHẠC 100
GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT TẬP VIẾT DÀNH CHO GVCN LỚP 1 102
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN QUÁ TRÌNH HỌC TẬP BẰNG NHẬN XÉT THÔNG QUA MỘT SỐ VÍ DỤ 104
MỘT SỐ NHẬN XÉT GHI HỌC BẠ TIỂU HỌC THEO TT 22
I. Các môn học và hoạt động giáo dục:
Cột nhận xét:
1) Đối với học sinh nổi bật, có tiến bộ:
* Ghi điểm nổi bật về sự tiến bộ hoặc năng khiếu của học sinh trong học kì I ứng với môn học. Ví dụ:
A. Môn Tiếng Việt:
Đọc khá lưu loát ; chữ viết còn yếu cần rèn viết nhiều hơn; nắm vững kiến thức để áp dụng thực hành khá tốt. Biết dùng từ đặt câu.
Đọc chữ trôi chảy và diễn cảm, chữ viết đúng và đẹp.
Đọc tốt, có nhiều sáng tạo trong bài văn.
Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm, chữ viết đẹp, đều nét.
Học có tiến bộ, đã khắc phục được lỗi phát âm r/d….
Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình.
Chữ viết có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Đọc lưu loát, diễn cảm ( đối với lớp 4,5 )
Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.
Đọc bài lưu loát, diễn cảm. Có năng khiếu làm văn.
Vốn từ phong phú, viết câu có đủ thành phần.
-Đọc viết, to rõ lưu loát, cần luyện thêm chữ viết
– Đọc viết, to rõ lưu loát, hoàn thành tốt bài kiểm tra ( 10 điểm)
-Đọc viết, to rõ lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng…..
-Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm”, “đã khắc phục được lỗi phát âm l/n”;
-Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi”; “Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình”.
-Vốn từ của con rất tốt hoặc khá tốt
– Vốn từ của con còn hạn chế, cần luyện tìm từ nhiều hơn nhé”. Nhận xét về phần Câu có thể
-Con đặt câu đúng rồi”, “Con đặt câu hay lắm. Cần phát huy con nhé…
a. Chính tả:
– Kể chuyện tự nhiên, có tiến bộ nhiều trong viết chính tả.