HomeVăn HọcPhân tích bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” - Văn Mẫu...

Phân tích bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” – Văn Mẫu Lớp 9

Đề bài: Phân tích bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” – Văn Mẫu Lớp 9

Bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” được rút từ “Bắc hành tạp lục”. Đây là một trong những bài thơ tuyệt tác của Nguyễn Du, thể hiện cảm xúc về một vùng núi non hùng vĩ, hiểm trở, từng chôn vùi bao nhiêu quân xâm lược nước ta.

Nguyễn Du (1765 – 1820) là một đại thi hào của dân tộc. Ngoài kiệt tác “Truyện Kiều” và “Văn chiêu hồn” bằng thơ Nôm, ông còn để lại 3 tập thơ chữ Hán có giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc: “Nam trung tạp ngâm”, “Thanh Hiên thi tập” và “Bắc hành tạp lục”. Các tập thơ đều mở ra cho người đọc một thế giới bao la, những con người tài trí phi thường của Nguyễn Du.

Môn Quan thuộc huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Tạ đó có núi đầu ma, đầu quỷ nên núi có tên là Hàm Quỷ hay còn gọi là Quỷ Môn Quan. Quỷ Môn Quan từng là bãi chiến trường đẫm máu khốc liệt, núi cao hiểm trở và từng là then khoá cửa ngõ phía Bắc nước ta. Một lần có dịp đi qua đây, Nguyễn Du đã làm bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan”.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Dịch núi giăng giăng cao tựa mây

Cửa chia Nam Bắc chính là đây

Sự hoành tráng của Quỷ Môn Quan hiện ra trước mắt nhà thơ. Núi non trùng điệp, cao chót vót đến tận tầng mây. Địa thế hiểm trở của nơi này đã giúp quân ta thắng giặc ngoại xâm. Đồng thời, tác giả cũng thơ tự hào khẳng định ranh giới Tổ quốc thiêng liêng “cửa chia Nam Bắc”.

Tiếp đến, Nguyễn Du làm rõ sự nguy hiểm của Quỷ Môn Quan:

Tử sinh có tiếng nơi nguy thế

Qua lại bao người, chuyện xót thay!

Dẫu hiểm trở, hoang vu là thế nhưng nơi đây vẫn nhiều người qua lại. Cái chết luôn rình rập. Nguyễn Du chạnh lòng thương xót cho “vô số” người đã phải bỏ mạng ở nơi này. Họ có thể là những binh lính, quan tương phương Bắc, các vị sứ thần… hay là người dân. Cảnh sắc thiên nhiên không còn chút thơ mộng mà trở nên đáng sợ biết bao.

Bụi rậm đầy đường hùm rắn núp

Khói mây khắp chốn quỷ ma đầy

Qua lời miêu tả của nhà thơ, người đọc có thể hình dung, Quỷ Môn Quan là một nơi bí hiểm, chẳng dễ dàng đi qua. Bất cứ ai cũng có thể mất mạng do gặp hổ, rắn, khí độc, ma quỷ… Một cảm giác rùng rợn, âm u, nơi đầy sặc mùi tử khí.

Hai câu kết biểu lộ cách nhìn đầy tinh thần nhân đạo của nhà thơ đối với binh lính đã chết trong những cuộc xâm lược từ phương Bắc tới:

Ngắn thu gió lạnh phơi sương trắng

Công cán khen gì tuớng Hán hay!

Từ “sương trắng” gợi cho người đọc liên tưởng đến những bộ xương của binh lính từ lâu, không được chôn cất cẩn thận, cũng không có ai viếng thăm. Nếu từ đầu bài thơ, Nguyễn Du miêu tả cảnh núi non hểm trở thì đến hai câu cuối bài, bằng giọng thơ trữ tình trầm buồn, ông lại tỏ lòng thương cảm những người đã phải bỏ mạng vì cuộc chiến tranh xâm lược.

Bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” đã thể hiện cốt cách cũng như tình yêu đất nước, mượn lời thơ để khẳng định cho những kẻ có ý định xâm chiếm bờ cõi về chủ quyền đất nước và lời cảnh báo về cửa ải nguy hiểm khó thoát này. Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy tư thế của Nguyễn Du là đàng hoàng tự chủ tuy là người đi sứ sang Thiên triều nhưng không hề mất đi lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee