HomeVăn HọcPhân tích bài thơ "Đưa ông phủ" của nhà thơ Tú Xương

Phân tích bài thơ “Đưa ông phủ” của nhà thơ Tú Xương

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đưa ông phủ” của nhà thơ Tú Xương

Bài Làm:

Tri phủ Xuân Trường được mấy niên

Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên

Chữ y chữ chiểu không phê đến

Ông chỉ quen phê một chữ tiền.

Nhà thơ Tú Xương hay còn biết đến với bút danh Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương. Ông sinh ngày 10-8-1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện. Nối tiếng thông minh, con đường hoạn lộ của nhà thơ bắt đầu từ năm 17 tuổi, nhưng thi mãi tám lần cũng chỉ đỗ Tú tài. Suốt đời ngoài việc đi thi, làm thơ phú và nay đây mai đó, nhà thơ hầu như không làm gì, kể cả dạy học, một nghề thường thấy của các nho sĩ ngày xưa.

Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương. Có thể nói, việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương.  Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc cũng nhiều. Theo nhiều sử gia có ghi chép lại, ông viết khoảng 151 bài thơ bằng chữ Nôm với đủ các thể loại. Ngoài ra, ông có dịch một số thơ Ðường. Bài thơ Đưa ông phủ là một trong những sáng tác nổi bật của Tú Xương.

Bài thơ Đưa ông phủ được Tú Xương sáng tác gợi lên một bức biếm họa về ông phủ. Không quá cầu kỳ trong các nét vẽ bằng thơ, chỉ đơn giản với 4 dòng, hình tượng ông phủ hiện lên là người quan không màng việc nước việc dân “Chữ y chữ chiểu không phê đến” nhưng lại rất quen với chữ “tiền”. Dân mong phê chiểu những điều chướng tai gai mắt nhưng ông phủ dường như không màng, mọi công văn giấy tờ, ông phủ chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thậm chí không ngó ngàng đến. Qua đây thấy được nỗi bất hạnh của dân khi phải chịu dưới trướng quan tham.

Bài thơ dù không miêu tả cụ thể những cũng thấy rõ được những bức xúc mà Tú Xương muốn truyền tải qua những dòng thơ bông đùa nhưng rất ý nhị. Ngôn ngữ văn thơ của ông cững rất mới mẻ,gần với khẩu ngữ quần chúng, giản dị mà đậm đà, sống động, nhất là trong …  Việc quan, mọi công văn giấy tờ, ông phủ chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thậm chí không ngó ngàng đến, “không phê đến” một chữ “y, một chữ “chiểu” nào. Trái lại, “một chữ tiền” tri phủ lại “quen phê” Ba chữ “chỉ quen phê” đã làm nổi bật một thói quen, một sở trường, một niềm đam mê lớn của “quan phụ mẫu” này! “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”, quan “chỉ quen phê một chữ tiền” là thế! Những dân đen “khốn nạn” đâm đầu vào cửa quan sẽ trở thành con mồi cho tri phủ. “Ông chỉ quen phê một chữ tiền” bởi lẽ “vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi” (Nguyễn Công Hoan).

   Tú Xương đã dùng lối nói phủ định để khẳng định, tương phản ngôn ngữ thơ để châm biếm một cách sâu cay thói tham nhũng, đục khoét dân của tri phủ Xuân Trường, của bọn quan lại gian tham trong xã hội thực dân phong kiến. “Một chữ tiền” đặt cuối bài thơ là một cú đánh hiểm của Tú Xương đối với bọn tham quan ô lại thời bấy giờ! Giọng thơ khinh bỉ, mỉa mai bao trùm bài thơ.

   “Đưa ông phủ” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc, độc đáo: giàu giá trị hiện thực trào phúng.

   Nguyễn Khuyến, người cùng thời với Tú Xương, trong một bài thơ “Vịnh Kiều” đã viết:

"Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a?"

   Cùng với câu thơ của Tú Xương: “Ông chỉ quen phê một chữ tiền” đã để lại bao ám ảnh ghê gớm! Một thế kỉ sau, chữ tiền trong thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương … còn gợi ra bao điều xấu xa ghê tởm về nạn tham quan ô lại, về “quốc nạn” tham nhũng trong lòng người!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee