HomeVăn HọcPhân tích bài thơ “Vịnh Đổng Thiên Vương” nhà Thơ Cao Bá...

Phân tích bài thơ “Vịnh Đổng Thiên Vương” nhà Thơ Cao Bá Quát – văn lớp 9

Đề bài: Phân tích bài thơ “Vịnh Đổng Thiên Vương” nhà Thơ Cao Bá Quát – văn lớp 9

Bài làm:

Câu chuyện Thánh Gióng đánh tan giặc Ân, sau đó cưỡi ngựa sắt bay lên trời đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Nhắc đến Thánh Gióng là nhắc đến Phù Đổng Thiên Vương, là Hội Gióng ở Sóc Sơn. Công đức của Thánh Gióng đã tốn giấy mực của biết bao nhà văn, nhà thơ. Trong đó có bài thơ “Vịnh Đổng Thiên Vương” của Cao Bá Quát.

Thánh Gióng được xem là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Mở đầu bài thơ “Vịnh Đổng Thiên Vương”, Cao Bá Quát viết:

Ba năm rồng náu chừa ai hay,

Oanh liệt ra tay bỗng một ngày

Có lẽ, mọi người đã biết về sự kì diệu của cậu bé Thánh Gióng. Sinh ra 3 năm nhưng cậu chẳng nói, chẳng cười, cứ trơ trơ. Ấy thế mà, chỉ nghe tin giặc đến xâm lược nước nhà, cậu bỗng vươn vai thành người lớn mạnh, xung phong ra trận giết giặc. Cao Bá Quát đã sử dụng thủ pháp tương phản để nêu lên tầm vóc, sự thần kì của Thánh Gióng. Cậu bé ẩn mình suốt ba năm trời, sau đó xin vua 3 thứ vũ khí: ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt để đi đánh trận.

Cậu bé Thánh Gióng ngày nào bỗng lên nhanh như thổi bởi vì;

Ăn bảy nong cơm, ba nong cà

Uống một hớp nước cạn đà khúc sông

Người thường làm sao có thể ăn đến “bảy nong cơm, ba nong cà”, uống một hớp nước đã cạn khúc sông. Chỉ có Thánh Gióng.  Cao Bá Quát đã nói lên sự phi thường của Thánh Gióng. Chỉ qua 2 câu thơ ngắn gọn, với những hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã làm nổi bật nguồn gốc và xuất thân khác biệt của một anh hùng sử thi. Chỉ có thần, thánh mới có thể làm được những hình động như vậy.

Phá giặc roi vàng gám sấm sét

Lên không ngựa sắt lạ xưa nay

Nhưng nguyên tác tiếng Hán còn sâu sắc hơn:

Kim tiên phá lỗ thiên thanh chấn

Thiết mã đằng không cổ tích kì

Đây là hai câu hay nhất, đắt giá nhất của bài thơ. “Kim tiên” là roi sắt, “thiết mã” là ngựa sắt. Đây là những vật dụng Thánh Gióng xin vua để đi đánh giặc Ân. Sức mạnh phi thường của Gióng thể hiện ở những động từ như: “phá lỗ”- phá giặc, “chấn”- chấn động, “đằng không”- bay lên trời, “cổ tích kì”- kì lạ như truyện cổ tích. Hai câu thơ đã nói lên toàn bộ quá trình đánh giặc của Thánh Gióng. Trong truyền thuyết kể lại: Gióng nhảy lên ngựa sắt, ngựa hí vang trời, phun lửa, Gióng thúc ngựa xông thẳng vào giặc Ân, vung roi sắt quật vào giặc Ân, giặc chết như ngả rạ. Sau khi chiến thắng giặc, Thánh Gióng cùng ngựa bay lên trời.

Đời đời nhớ ơn công lao của Thánh Gióng. Và Cao Bá Quát đã chọn được những mỹ từ để viết ra câu thơ:

Công ghi cõi Việt so trời đất,

Oai dẹp quân Ân khiếp cỏ cây

Phần luận, tác giả ca ngợi công đức và uy phong của Phù Đổng Thiên Vương. Tiếng tăm của Thánh Gióng vang vọng khắn “trời đất Việt” và làm giặc Ân khiếp sợ.

Trong bài thơ “Vịnh Đổng Thiên Vương”, Cao Bá Quát đã dùng những từ ngữ trang trọng, hình tượng kì vĩ để tôn vinh vị Thánh của dân tộc, làm sống lại chiến công, lịch sử hào hùng và cũng thần kì của Thánh Gióng. Từ đó làm chúng ta càng thêm yêu nước và tự hào về dân tộc Việt Nam.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee