Đề bài: Phân tích bài thơ “Vịnh Đổng Thiên Vương“
Bài Làm:
Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt.
“Cúc Đường” là một tên hiệu của Cao Bá Quát, do chính ông tự đặt cho mình. Chữ “đường” có nghĩa là nhà, cũng thường ghép với một chữ đứng trước để lấy làm hiệu. “Cúc Đường” có nghĩa là “nhà chứa hoa cúc”. Tên hiệu này biểu thị lòng yêu hoa cúc của Cao Bá Quát (thơ chữ Hán của ông cũng chứng tỏ điều đó. Bên cạnh đó, Cao Bá Quát còn là nhà thơ thường có những bài vịnh về những anh hùng dân tộc và Vịnh Đổng Thiên Vương là một trong số đó.
Tam tải tiềm long thế vị tri,
Nhất triêu phấn khởi đại thi vi.
Kim tiên phá lỗ thiên thanh chấn,
Thiết mã đằng không cổ tích kỳ.
Việt điện kiền khôn lưu vĩ tích,
Ân giao thảo mộc thức dư uy.
Chi kim từ vũ tùng phong động,
Do tưởng đương niên đắc thắng quy.
Nói lên cái phi thường của Gióng, Cao Bá Quát có một lối nói hàm súc bằng một hình ảnh ẩn dụ, một cấu trúc ngôn ngữ tương phản làm nổi bật nguồn gốc và sự xuất hiện của một anh hùng sử thi thần kì. Những câu thơ đối chỉnh, làm hiện lên hình ảnh Thánh Gióng ra trận, chiến thắng giặc rồi người cùng ngựa bay lên trời. Cao Bá Quát đã chọn được những chữ đẹp nhất để viết nên câu thơ hay nhất
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ buổi bình minh của lịch sử, chúng ta đã có hình tượng về người anh hùng chống giặc ngoại xâm lẫm liệt: Người anh hùng Thánh Gióng. Lịch sử đặt chúng ta sống cạnh một tên đế quốc khổng lồ và hung bạo, luôn luôn có dã tâm bành trướng, thôn tính các nước láng giềng. Điều đó đòi hỏi dân tộc Việt phải luôn luôn cảnh giác, không bao giờ ảo tưởng vào tình hữu nghị, hữu hảo của kẻ thù. Lơ là cảnh giác hôm nay thì ngày mai mất nước. Cao Bá Quát đã miêu tả hình tượng Thánh Gióng và cuộc chiến chông giặc ngoại xâm đầy “thắng quy” qua những câu thơ trong bài vịnh của mình.
Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc “ứng khẩu thành chương”, nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc vẫn dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về những vị anh hùng thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực mạnh mẽ,uy hùng