HomeVăn HọcPhân tích bài thơ "Vịnh mùa đông" nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Phân tích bài thơ “Vịnh mùa đông” nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Phân tích bài thơ “Vịnh mùa đông” nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Bài Làm:

Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, tài trí hơn người nhưng có lối sống tự do và vô cùng ngang tàng, ngạo nghễ. Tính cách của ông còn được thể hiện rõ trong thơ ca. Và Bài thơ Vịnh mùa đông của ông là một trong những số đó.  Nguyễn Công Trứ bị ám ảnh và đảo phách giữa hai đời sống: Một là tự do, phóng khoáng; hai là phận vị với dân, với nước

Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,

Chẳng vì rét mướt bỏ Mùa Đông.

Mây về ngàn Hồng đen như mực,

Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.

Cảo mực hơi may ngòi bút rít,

Phím loan cưởi nhuộm sợi tơ chùng.

Bốn mùa ví những xuân đi cả,

Góc núi ai hay sức lão tùng.

Những câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên một nhận xét về thời tiết, về quy luật của tự nhiên, của mùa đông trong sự vận động tuần hoàn 4 mùa trong một năm. Trời đất, vũ trụ như một con người rất thẳng thắn, công bằng theo quy luật âm dương, luật bù trừ: có nóng thì phải có lạnh. Mùa đông đến như một điều tất yếu của đất trời.

Mây về ngàn Hồng đen như mực,

Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.

Mùa đông đã đến thật sự trong những câu thơ tiếp theo của Nguyễn Công Trứ. Có mây và gió. “Mây đen như mực” làm cho bầu trời nặng nề, tối tăm cả lại. Không phải là một áng mây mà là từng lớp, từng lớp chuyển động trôi nhanh “về ngàn Hồng”. Những câu thơ tả rất hiện thực: màu mây đen như mực, cách ví của người dân quê, rất cụ thể; không gian, địa danh được xác định: ngàn Hồng, ở cạnh làng Uy Viễn, . Đây chính là cảnh quê hương của Nguyễn Công Trứ.

Mây về ngàn hồng đen như mực

Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.

“Mây đen” và “Gió lạnh” đối xứng nhau, cũng vẽ nên bức tranh, không gian u ám, giá lạnh của Mùa Đông miền Bắc Việt Nam. Với cách dùng phương pháp so sánh, Nguyễn Công Trứ đã gợi nên đến cả cảm giác rợn ngợp, tăm tối của bầu trời, non nước hùng vĩ quê hương Hà Tĩnh của mình. Hòa cùng với màn đen như mự, cái lạnh mùa đông đang kéo về quê hương ông. Tất cả, cái lạnh đẩy cuộc sống và hoạt động của con người, muôn vật vào trạng thái yếu ớt, gần như bất động.

Nỗi khổ khi mùa đông tới trên quê hương được Nguyễn CÔng Trứ với những câu thơ :

“Cảo mực hơi may ngòi bút rít,

Phím loan cưởi nhuốm sợi tơ chùng”

Với  hai câu thơ tả hơi may và sương giá mùa đông là hình ảnh một nhà nho nghèo chưa gặp vận, nhưng giàu nghị lực, có một đời sống tâm hồn phong phú đang đứng trước mọi thử thách, gian khổ, thiếu thốn cuộc đời. Câu trả lời được Nguyễn Công Trứ Hai giả định để từ đó bày tỏ một suy ngẫm về quan niệm sống, một cách sống. Nếu cả 4 mùa trong một năm đều là mùa xuân hết thảy, thì mọi người đâu hay, đâu biết sức chịu đựng sương gió lạnh của cây thông, cây tùng già. Một cách nói bình dị mà sầu sắc:

“Bốn mùa ví những xuân đi cả,

Góc núi ai hay sức lão tùng.”

Hình ảnh “lão tùng” xuất hiện cuối bài thơ đã khẳng định một quan niệm sống đẹp, một nhân cách cứng cỏi, lạc quan và tự tin của Nguyên Công Trứ khi chưa đỗ đạt, đang sống trong cảnh hàn vi.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee