HomeGiải đápTăng nhãn áp là gì? Phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là gì? Phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là gì? Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh lý này như thế nào? Tất tần tật câu hỏi của độc giả sẽ được Gocbao lần lượt giải đáp ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Tăng nhãn áp là gì?

Nhãn áp là gì?

Nhãn áp là áp lực nội nhãn bên trong mắt. Đo nhãn áp là kỹ thuật dùng để đo áp suất bên trong mắt của bạn. Mục đích của việc đo này là để kiểm tra bạn có bị tăng nhãn áp hay không.

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là một bệnh lý xảy ra khi áp lực thủy dịch ở bên trong nhãn cầu tăng cao, tạo áp lực lên mắt. Áp lực tăng cao của bệnh này được gây ra bởi sự sao lưu chất lỏng trong mắt. Bệnh tăng nhãn áp hay còn được gọi là bệnh thiên đầu thống, cườm nước và glaucoma.

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây đau đầu, buồn nôn và mờ mắt. Thậm chí nó có thể dẫn đến mù lòa. Do đó, căn bệnh này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để duy trì thị lực của bạn.

Chắc hẳn qua một vài thông tin cơ bản trên, bạn đọc cũng phần nào hiểu được khái niệm tăng nhãn áp là gì. Sau đây là nội dung tiếp theo mà Gocbao muốn gửi gắm đến bạn đọc. Mời độc giả cùng theo dõi.

Các loại tăng nhãn áp là gì?

Dưới đây là các loại tăng nhãn áp:

Tăng nhãn áp góc mở.Tăng nhãn áp bẩm sinh.Tăng nhãn áp góc đóng.Tăng nhãn áp thứ phát.

Trong đó, tăng nhãn áp góc mở là một bệnh lý phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nguyên nhân, triệu chứng của tăng nhãn áp là phần nối tiếp của nội dung bài viết tăng nhãn áp là gì. Mời bạn đọc theo dõi cùng Gocbao nhé!

Nguyên nhân, triệu chứng tăng nhãn áp là gì?

Nguyên nhân tăng nhãn áp là gì?

Nguyên nhân tăng nhãn áp là gì luôn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Tùy vào loại bệnh tăng nhãn áp mà sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau:

Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: Bệnh này thường xuất hiện do di truyền.Tăng nhãn áp thứ phát: Trường hợp này dễ xảy ra với những đối tượng từng mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở hay tăng nhãn áp góc đóng. Ngoài ra, nó có thể xuất hiện ở những người mắc các bệnh như tiểu đường, chấn thương mắt,…Tăng nhãn áp góc đóng: Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là bị tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch nên xảy ra tình trạng tăng áp lực mắt.

Tăng nhãn áp là gì?

Triệu chứng tăng nhãn áp là gì?

Câu hỏi triệu chứng tăng nhãn áp là gì sẽ được Gocbao giải đáp ngay sau đây. Với những bệnh lý tăng nhãn áp khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau:

Tăng nhãn áp góc mở: Trường hợp này thường không có triệu chứng gì đi kèm.Tăng nhãn áp góc đóng: Mắt dễ bị dị ứng hay mắt bị đau dữ dội, đột ngột. Thị lực của mắt kém, mắt thường xuyên có cảm giác bị chói và cảm giác như có lớp màng che trước mặt. Hơn nữa, những người mắc bệnh này còn có cảm giác buồn nôn.Tăng nhãn áp bẩm sinh: Ngay từ khi sinh ra trẻ đã xuất hiện một lớp màng mờ. Bên cạnh đó, trẻ còn bị mặt đỏ. Dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh này là trẻ thường nhạy cảm hơn với ánh sáng.Tăng nhãn áp thứ phát: Triệu chứng của bệnh này cũng tương tư như những trường hợp trên.

Tăng nhãn áp là gì?

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp?

Sau đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp:

Người trung niên trên 40 tuổi.Người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh tăng nhãn áp.Trường hợp kéo dài thời gian dùng thuốc Corticosteroid.Một số người mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch hay bệnh hồng cầu lưỡi liềm,…Mắc các bệnh về mắt như cận thị, gặp phải những chấn thương hay trải qua những cuộc phẫu thuật về mắt khác.

Cách chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp chính xác nhất

Cách chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp chính xác nhất là bác sĩ tiến hành các bước sau:

Đánh giá thị lực của bệnh nhân.Soi góc tiền phòng, ước lượng độ sâu góc tiền phòng bằng nghiệm pháp Herick.Đo nhãn áp.Đo thị trường.Soi đáy mắt hoặc chụp OCT bán phần sau (chụp cắt lớp gai thị, đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc).

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ thực hiện từ cơ bản đến chuyên sâu để cho kết quả chính xác nhất. Với nội dung trên, có lẽ bạn đọc đã có thêm thông tin về bệnh tăng nhãn áp là gì.

Sau đây là phần nội dung về phác đồ điều trị bệnh tăng nhãn áp. Mời độc giả cùng theo dõi.

Phác đồ điều trị bệnh tăng nhãn áp là gì?

Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh tăng nhãn áp:

Sử dụng thuốc

Sau khi được chỉ định phương pháp điều trị, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt tùy vào tình trạng bệnh. Điều đáng lưu ý là bạn không nên tự chữa bệnh tại nhà để tránh rủi ro khiến bệnh tình nặng thêm.

Ngoài ra, bạn nên chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình. Hạn chế sử dụng TV, máy tính, điện thoại với cường độ cao. Bên cạnh đó, bạn nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc và hạn chế dùng những loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Nếu việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì bắt buộc sử dụng phương pháp phẫu thuật. Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật tăng nhãn áp phổ biến. Đó là phẫu thuật bằng phương pháp cắt bè cùng giác mạc, cấp ghép ống thoát thủy dịch và mổ laser.

Tăng nhãn áp là gì?

Cách phòng ngừa tăng nhãn áp là gì?

Không ít người thắc mắc cách phòng ngừa tăng nhãn áp là gì. Gocbao sẽ bật mí ngay với bạn trong phần nội dung sau.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp:

Bạn nên đi khám mắt thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh sớm.Tìm hiểu xem trong gia đình bạn có ai mắc vấn đề về mắt không. Bởi phần lớn nguyên nhân tăng nhãn mắt là do di truyền.Tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải.Bạn nên nhỏ thuốc nhỏ mắt thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.Bạn cần đeo kính để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài.

Câu hỏi liên quan đến tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?

Tăng nhãn áp không phải là cận thị. Cận thị là khi bạn không thể hoặc khó thấy những vật ở xa. Nguyên nhân dẫn đến cận thị chủ yếu là do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong. Còn tăng nhãn áp là một loại rối loạn mắt, làm tổn thương đến thần kinh thị giác.

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp là một căn bệnh rất nguy hiểm liên quan đến nhãn khoa. Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mù lòa. Do đó, bạn nên đi khám mắt thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị tăng nhãn áp kịp thời.

Tăng nhãn áp là gì?

Chỉ số nhãn áp bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số nhãn áp bình thường là bao nhiêu cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các nghiên cứu cho thấy nhãn áp bình thường với nhãn áp kế ICare dao động trong khoảng 10 – 17 mmHg (13,6 ± 3,2 mmHg). Nhãn áp thấp khi ≤ 7 mmHg và nhãn áp cao khi ≥ 21 mmHg (lấy ± 2 lần độ lệch chuẩn).

Tăng nhãn áp kiêng ăn gì?

Tăng nhãn áp cần kiêng ăn các thực phẩm sau:

Hạn chế uống nhiều chất lỏng trong thời gian ngắn.Tránh những thực phẩm từ mỡ động vật hay chất béo thực vật.Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán.Không nên ăn các loại cà.Không nên ăn quá mặn.Tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia.Tránh những thực phẩm có chứa caffeine.Hạn chế đường, tinh bột đã qua tinh chế.

Các câu hỏi liên quan đến tăng nhãn áp là gì đã được Gocbao giải đáp ở phần nội dung trên. Khi có dấu hiệu lạ về mắt bạn nên đến phòng khám để được điều trị thích hợp và theo dõi thường xuyên nhé!

Toàn bộ những thông tin vừa rồi đã giải thích cho bạn đọc biết được tăng nhãn áp là gì. Hi vọng những kiến thức mà Gocbao cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Đừng quên truy cập Gocbao thường xuyên để cập nhật những thông tin hay nhất nhé! Chúc bạn có một ngày làm việc và học tập hiệu quả!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee