Đề bài: Thuyết minh về di tích lịch sử trên quê hương đất nước
Người dân Việt Nam chúng ta luôn có một đời sống tâm linh vô cùng sâu sắc. Hệ thống các di tích lịch sử của Việt Nam có tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hoá, lễ hội, du lịch làng quê… Các địa danh lịch sử – văn hoá ấy còn thu hút một lượng du khách lớn cả trong và ngoài nước.
Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các di tích ở nước ta có chung đặc điểm là được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu truyền thống như gạch, gỗ, đá… nên thường bị tác động của môi trường, thiên nhiên làm nhanh bị xuống cấp, hư hỏng. Do vậy các di tích cần được theo dõi, quản lý và tiến hành các hoạt động trùng tu, tu bổ. Hiện nay việc tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện chủ yếu bằng hai nguồn: thứ nhất thông qua sự hỗ trợ của nhà nước, kinh phí theo chương trình mục Đảng và nhà nước đã có những chính sách nhằm khuyến khích, thu hút và tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. Điều này đã góp phần huy động được một nguồn lực lớn từ cộng đồng tham gia.
Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau.
Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Các di tích thuộc loại hình khác như di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích lưu niệm danh nhân… dường như ít thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Chỉ có dựa vào sức mạnh của cộng đồng, chúng ta mới có thể bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa một cách có hiệu quả trong điều kiện hiện nay