HomeLà aiTrạng Quỳnh là ai? Thông tin tiểu sử và đời tư của...

Trạng Quỳnh là ai? Thông tin tiểu sử và đời tư của ông

Có lẽ trong kí ức tuổi thơ của bạn từng nghe hoặc từng đọc qua những giai thoại về Trạng Quỳnh rồi đúng không nhỉ? Đó là nhân vật trong truyện dí dỏm, hài hước có trí thông minh cao và được khá nhiều các bạn thiếu nhi yêu thích. Nhưng bạn có thắc mắc rằng thực sự Trạng Quỳnh là ai không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Gocbao nhé!

Trạng Quỳnh là ai?

Trạng Quỳnh là một nhân vật hư cấu trong truyện văn học Việt Nam ở thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh. Những ghi chép sổ sách để lại về nhân vật Trạng Quỳnh được cho là có nhiều chi tiết giống với nhân vật Nguyễn Quỳnh (1677 – 1748) ở cùng giai đoạn lịch sử này.

Trạng Quỳnh là ai

Ông từng thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại. Vì vậy, trong dân gian thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên.

Tiểu sử về Trạng Quỳnh

Theo các ghi chép còn lưu giữ, Trạng Quỳnh là người Thanh Hóa. Từ bé, ông đã nổi tiếng thông minh, khắp vùng gọi là sao sáng xứ Thanh. Ông sống vào thời Lê Trung Hưng, giai đoạn vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Sâm.

Trạng Quỳnh là ai

Ông còn có tên là Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.

Hiện nay người ta còn lập đền thờ ông. Năm 1992, đền thờ Trạng Quỳnh còn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Sự nghiệp và cuộc đời ông không có ghi chép cụ thể mà nằm xuyên suốt trong các câu chuyện trong tập truyện cười mang tên là Trạng Quỳnh.

Trạng Quỳnh có thật hay không?

Trạng Quỳnh có thật hay không là câu hỏi từng tốn không ít giấy mực của nhà báo. Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh. Ông là một người có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam nên được nhiều người yêu mến gán cho danh xưng Trạng Quỳnh, hay đả kích chế độ phong kiến thời chúa Trịnh.

Trạng Quỳnh là ai

Trạng Quỳnh sinh năm bao nhiêu?

Trạng Quỳnh sinh năm 1677 và mất năm 1748. Khi Quỳnh 28 tuổi được trao danh hiệu làm giáo thụ huyện Thạch Thất.

Vợ của Trạng Quỳnh tên gì?

Vợ Trạng Quỳnh tên gì hiện nay chưa có sách báo nào nhắc đến. Đọc truyện Trạng Quỳnh, người ta nghĩ ngay đến tính tình vợ Trạng Quỳnh rất hiền lành và thương người. Nhưng bà rất nghiêm khắc trong việc dạy con.

Thông tin cái hết của Trạng Quỳnh ít ai biết

Do Trạng Quỳnh có tính hay đả kích quan lại, chọc tức gây chuyện với chúa Trịnh. Quỳnh đã bị Định Nam Vương mời ăn một bữa cơm “báo thù”, ông được chúa mời ăn toàn thịt nhưng đó lại có độc. Riêng về phần chúa thì chỉ ăn rau vì không có độc.

Trạng Quỳnh về nhà bảo với vợ nếu thấy ông úp sách lên ngực thì thôi, còn nếu úp lên mặt thì ông đã đi rồi. Và vợ ông hãy chờ trong ba ngày đừng làm ma chay mà chỉ mở tiệc mừng, khi nào nghe tin chúa băng hà hãy làm đám ma.

Giống như Quỳnh nằm đọc sách trên võng, mà không biết rằng ông đã chết. Khi tin đã lọt đến tai chúa Trịnh. Chúa liền thử những món thịt đã cho Quỳnh ăn thì chúa trúng độc băng hà.

Trạng Quỳnh là ai

Nên từ đó có câu chuyện “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”. Khi Trạng Quỳnh chết, gia đình và dân làng đều thương tiếc.

Giai thoại Trạng Quỳnh

Quỳnh chưa bao giờ đỗ Trạng nguyên Nhưng ông có tính hay khinh mạn và ưa nhạo báng quan trường. Gặp lúc chúa Trịnh chuyên quyền. Trạng Quỳnh không màng công danh, thường đi đây đó và lấy thơ văn chọc ghẹo người đời.

Ông cũng từng phụng mạng đi sứ Tàu, tài biện bác làm cho sĩ phu Trung quốc phải kính phục. Đến nay, nhiều câu giai thoại về ông đã được phổ biến trong dân gian.

Miệng kẻ sang, đồ nhà khó

Khi Trạng Quỳnh còn nhỏ, có một viên quan huyện vừa gian tham, lại vừa hống hách. Mọi người trong dân làng, ai ai cũng căm ghét. Một lần Quỳnh trông thấy viên quan huyện đi hành hạt ghé vào quán nọ nghỉ trưa. Hắn ta ngồi chễm chệ còn miệng luôn luôn bỏm bẻm nhai trầu. Quỳnh định xỏ hắn một đòn chơi, mới mon men lại ngồi chực ở trước quán, và khi viên quan ăn trầu xong vứt bã đi, Quỳnh liền nhặt lấy giơ lên ngắm nghía, rồi bỏ vào túi. Quan huyện thấy lạ mắt, cho đòi Quỳnh lại hỏi tên tuổi, nghề nghiệp. Quỳnh xưng là học trò.

Viên quan bảo: “Học trò gì mà lẩn thẩn thế?”

Quỳnh thưa: “Bẩm, tôi thấy tục ngữ có câu: Miệng kẻ sang có gang có thép, nên tôi muốn xem gang thép ra sao?”

Viên quan thấy Quỳnh có ý mỉa mình liền nạt: “Nếu là học trò thì lập tức phải đối ngay câu tục ngữ ấy, không đối được ta sẽ đánh đòn!”

Quỳnh giả vờ sợ sệt: “Bẩm thế thì khó quá ạ!”

Viên quan được thể càng quát già: “Khó cũng phải đối, mau!”

Quỳnh bấy giờ mới thưa:

“Bẩm có sơ suất gì quan tha tội cho thì mới dám đọc ạ!”

Được hắn bằng lòng, Quỳnh liền lên giọng đọc to và rành rọt từng tiếng:

– Bẩm xin đối là: “Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”.

Quan huyện thấy câu đối xỏ xiên quá, nhưng tục ngữ lại đối với tục ngữ mà chữ nào chữ ấy chọi nhau chan chát, thành ra không bẻ vào đâu được, đành trả tiền hàng rồi thét lính khiêng võng đi thẳng.

Tú cát – Bọ hung

Khi còn nhỏ, Trạng Quỳnh đã nổi tiếng thông minh và tinh nghịch. Một hôm có khách là ông Tú Cát đến chơi nhà, ông bố sợ Quỳnh nghịch mới bắt ra hầu trà. Khách thấy ông bố khoe con thông minh, liền ra một câu đối bắt Quỳnh đối:

“Trời sinh ông Tú Cát”.

Câu này có ý hợm hĩnh, kiêu căng. Quỳnh nghe tức mình bèn đối ngay rằng:

“Đất nứt con bọ hung”.

Vừa hạ khí thế của ông Tú lại vừa chơi chữ rất hay. (Cát là “lành” đối với hung là “dữ” ). Tú Cát thấy Quỳnh quả có tài mẫn tiệp khác thường, nên tuy giận mười mươi mà vẫn yêu,chẳng những không mắng mà còn giúp thêm tiền cho Quỳnh ăn học.

Tóm tắt Truyện Trạng Quỳnh

Truyện lấy bối cảnh thời chúa Trịnh – Nguyễn Phân Tranh ban đầu truyện kể về cuộc đời của Trạng Quỳnh có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam. Quỳnh thông minh từ trong bụng mẹ với nhiều tài lẻ và đức tính tốt nên được mọi người quý mến.

Bất cứ mọi chuyện gì ông cũng có thể giải quyết nhanh gọn lẹ nhất được thấy và đám bạn cùng lứa khâm phục. Ước mơ của Quỳnh sau này là làm ông Trạng. Bên cạnh đó ông còn quậy phá và ở bẩn.

Trạng Quỳnh là ai Nhiều người nghỉ sau này còn lớn lên sẽ nghich lắm nhưng lớn lên ông nghịch bằng đầu óc, trí thức. Sau đó ông gặp Quỷnh là con của quan Thái y đặt tên là tai to. Ông được nhận làm tiểu đồng sau đó ông dạy Quỷnh trở nên thông minh giống mình. Điều đáng buồn Quỳnh bị Đinh Nam Vương hạ độc một cách tàn nhẫn. Với tài khéo của Trạng Quỳnh đến chúa cũng ăn thử món của ông đã ăn. Qua chuyện đó mới có câu “Trạng chết, chúa cũng băng hà” . Để không phụ ơn Quỳnh, Quỷnh trở thành một người thông minh, sáng dạ, giúp người, trừ bạo nhưng đôi khi còn nghịch ngợm.

Những câu chuyện về Trạng Quỳnh

Những câu chuyện kể về Trạng Quỳnh vừa thâm thúy vừa trào phúng. Đó là tiếng cười của người dân dành cho những kẻ có chức quyền nhưng tham lam ngu dốt. Dưới đây là những câu chuyện về Trạng Quỳnh:

Đầu to bằng cái bồĐất nứt con bọ hungChuyện dê đực chửaMiệng Kẻ SangPhơi Sách, Phơi BụngChúa Liễu Mắc LỡmTrả ơn bà chúa LiễuĐầu to tạ chúa Liễu Ba BòQuỳnh cúng Thần HoàngBà Banh hết cả linh thiêngPhật sayDòm nhà quan bảngĐáp với Đoàn Thị ĐiểmTất cả đều câm điếcThừa giấy vẽ voiNgọc ngườiĐơn trình bò chết của cô gái Kẻ NghìMẹo trẩy kinhTrả nợ anh lái đòÔng nọ bà kiaLỡm quan ThịĐá gà với quan ThịĂn trộm mèoMón mầm đá

Hy vọng với những thông tin trên mà Gocbao tìm hiểu và tổng hợp giúp bạn hiểu rõ hơn Trạng Quỳnh là ai. Nếu bạn thấy bạn viết hay thì hãy like và share nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee