HomeMẹ và BéTrẻ mấy tuổi thì biết nói

Trẻ mấy tuổi thì biết nói

Thông thường trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đã có thể biết nói. Độ tuổi này, tuy rằng trẻ nói được ít nhưng hầu như sẽ nói được 1 số từ đơn giản nhất như bà, mẹ. Khi trẻ 24 tháng tuổi trở lên trẻ có thể nói được nhiều từ hơn. Còn đối với 1 số trẻ 2 tuổi trở lên mà chưa nói được thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.

trẻ mấy tuổi thì biết nói

Các giai đoạn hình thành ngôn ngữ và phát triển giọng nói của trẻ

3 tháng đầu

  • Trẻ chỉ phát ra âm thanh bằng tiếng khóc, dần dần bắt đầu phát ra âm thanh mà không khóc. Bạn sẽ nghe tiếng gù gù và tiếng nói từ trong họng của trẻ.
  • Kế tiếp trẻ sẽ sử dụng những nguyên âm. Khi gần được 3 tháng, bé bắt đầu cười.
    Kèm theo việc có những âm thanh không kèm theo tiếng khóc, trẻ bắt đầu phản ứng với những người xung quanh khi nói chuyện với mình. Khởi đầu bé phản ứng bằng nét mặt và cử động thân thể.

Từ 3 đến 6 tháng

trẻ từ 3 đến 6 tháng đã có thể giao tiếp bằng những ngôn ngữ ân thanh
  • Ở giai đoạn này trẻ có thể phát ra 2 nguyên âm khác nhau và tự làm điều này khi ở một mình.
  • trẻ bắt đầu sử dụng nguyên âm và phụ âm cùng lúc, để phát ra các tiếng như ba, da
  • trẻ có thể có những âm thanh khác nhau khi muốn diễn tả những cảm giác khác nhau
    6 đến 9 tháng
  • Bây giờ bé có thể phát ra ít nhất 4 âm thanh khác nhau. Bé có thể lặp lại những từ có 2 âm như dada, mama.
  • trẻcó thể luân phiên tạo ra âm thanh hay hành động với người lớn.
  • trẻ có thể la lên để gây sự chú ý, tự bảo vệ khi có ai làm những việc trẻ không thích bằng cách khóc hay làm ra những tiếng động lớn.

Từ 9 đến 12 tháng

  • Trẻ có thể phát âm ê a kéo dài thành một chuỗi âm thanh có ngữ điệu giống như tiếng nói của người lớn. Có bé sẽ bắt đầu có những đòi hỏi rõ ràng.
  • Trẻ sẽ nhìn vật xung quanh, sau đó nhìn người xung quanh, dùng cử chỉ hoặc âm thanh để chia sẻ thông tin về những gì bé thấy.
  • trẻ phát âm để bắt đầu cho việc liên hệ với người lớn.
    trẻ có thể bắt chước cử động của nét mặt như ho, nhăn mặt, hoặc đưa lưỡi liếm môi và thích bắt chước hành động.
trẻ trong khoảng 1 tuổi

Từ 12 đến 15 tháng

  • Bây giờ trẻ thích thú nói chuyện. Bé phát âm giống như các tiết tấu trong âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục. trẻ thích đưa đồ vật cho người lớn cùng với việc tạo âm thanh.
  • Trẻ có thể kết hợp âm thanh và cử chỉ để chào hay tạm biệt. trẻ có thể bắt chước âm gần giống như “bu” hay “tu” hay “u”…
  • trẻ có thể dùng 2 từ liên tục, mặc dù chỉ là gần đúng.
  • trẻ có thể phát âm một từ hoặc gần giống như vậy để trả lời câu hỏi “cái gì đây?”.
    Ngữ điệu của bé tốt hơn, bạn có thể nhận biết ngữ điệu của câu hỏi hoặc câu trả lời.

Từ 15 đến 18 tháng

  • Ở độ tuổi này trẻ sử dụng tốt 4 đến 6 từ, thường là gọi tên vật, từ “không” hoặc từ “chào”. Khi trẻ không biết từ trẻ thường kết hợp phát âm kết hợp với cử chỉ như đưa hoặc vẫy.
  • Trẻ có thể hát những bài hát quen thuộc.
  • Kỹ năng bắt chước của trẻ rất tốt, trẻ có thể lặp lại những từ cuối khi người lớn nói với trẻ.

Từ 18 đến 2 tuổi

  • Trẻ có thể biết khoảng 25 từ. Trong đó trẻ biết gọi tên người và đồ vật, dùng từ để chào tạm biệt, ít nhất 2 từ diễn tả hành động, từ để hỏi hay từ chối.
  • Trẻ có thể bắt chước cụm 2 từ, và không dùng một cách ngẫu nhiên.
  • Người tiếp xúc với trẻ nhiều có thể hiểu câu nói của trẻ, ít nhất 2/3 thời gian.

Từ 2 đến 3 tuổi

trẻ 2 đến 3 tuổi giao tiếp với bạn bè

Ở độ tuổi này dần dần trẻ có thêm nhiều từ. Trẻ có được khoảng 50 từ khi 2,5 tuổi và đến 3 tuổi trẻ có khoảng 200 từ.
Đầu năm trẻ biết kết hợp từ vào cụm có 2 từ, cuối năm trẻ có thể dùng cụm ba từ.
Trẻ biết luân phiên trong câu chuyện. Lúc đầu trẻ luân phiên với từ đơn dần dần trẻ luân phiên bằng câu, cho đến khi trẻ có thể kéo dài câu chuyện về một chủ đề đơn giản, dùng cụm 2-3 từ.
Trẻ bắt đầu hiểu khái niệm văn phạm như con, cháu, ông, bà.
Trẻ cũng biết nhịp điệu của bài hát.
Trẻ tự nói chuyện với mình khi chơi và câu chuyện của trẻ khá dễ hiểu.
Những dấu hiệu cần lưu ý trong quá trình phát triển ngôn ngữ của bé:
Trong giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi, phụ huynh nên chú ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau:
Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye bye khi được 12 tháng tuổi.
Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi,
Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.
Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.

Lý do khiến 1 số trẻ bị chậm nói

Thông thường, bé một tuổi có thể gọi ba mẹ, có thể nói những từ vựng đơn giản.

Nhưng những năm gần đây, phát triển chậm càng ngày càng nhiều, rất nhiều bé hai tuổi rồi những vẫn không thể nói chuẩn từ, các bậc cha mẹ cũng đều không cảm thấy không có gì to tát cả.

1. Nguyên nhân sinh lý dẫn đến trẻ không nói chuyện

  • Có những lúc có thể cho bẩm sinh đã đến trẻ không nói chuyện hoặc chậm nói. Mẹ cần kiểm tra xem lưỡi trẻ có bị dính không? Trẻ có vấn đề về nghe không? Trẻ có phải đang bị bệnh không ví dụ như teo não.
  • Nếu vì nguyên nhân sinh lý mà bé không nói được, cần phải nhanh chóng điều trị cho bé, đừng để làm mất đi giai đoạn vàng của bé.

2. Môi trường ngôn ngữ dẫn đến việc trẻ không nói được

  • Môi trường ngôn ngữ là chỉ đối tượng trẻ nói chuyện.
  • Nếu mẹ chỉ thi thoảng mới nói chuyện với trẻ, hoặc trẻ ít nói chuyện với người khác, giọng của người trong gia đình quá phức tạp, ngôn ngữ vùng miền, tiếng Anh, tiếng phổ thông.
  • Thường có 3 môi trường như vậy sẽ dẫn tới trẻ không thích nói, và nói chậm.
  • Nếu môi trường ngôn ngữ của bé quá đơn điệu hoặc quá phức tạp, trẻ không đạt được hiệu quả kích thích, dẫn đến sự phát triển ngôn ngữ chậm chạp.
  • Mẹ cần sửa đổi ngay môi trường, nói chuyện nhiều hơn với bé, thống nhất với gia đình về ngôn ngữ, để trẻ có thể nhanh chóng nhận biết và mô phỏng.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee