HomeGiải đápTỷ giá hối đoái là gì? Những thông tin về tỷ giá...

Tỷ giá hối đoái là gì? Những thông tin về tỷ giá hối đoái

Trên thế giới, tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Vậy tỷ giá hối đoái là gì?Gocbao Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tỷ giá hối đoái là gì? Cho ví dụ

Tỷ giá hối đoái còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ được tính bằng tiền của nước khác.

Hay nói một cách khác tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái là gì

Ví dụ: về tỷ giá hối đoái giữa Bảng Anh và Đô la Mỹ là 1,8235. Tức là về giá trị giữa hai đồng tiền 1 Bảng Anh bằng 1,8235 Đô la Mỹ hay 0.5484 Bảng Anh tương ứng 1 Đô la Mỹ.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là sự chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một lượng tiền tệ khác sang đơn vị kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Thực hiện các thanh toán giao dịch theo quy định của thông tư 200/2014/TT-BTC. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán.Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Cách phân loại tỷ giá hối đoái là gì?

Trên thị trường ngày nay có nhiều loại tỷ giá khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại tỷ giá hối đoái:

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá:

Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá được hình thành trên có sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái.

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán:

Tỷ giá giao ngay (SPOT): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu đồ do ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.

Căn cứ vào giá trị của tỷ giá:

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ; phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.

tỷ giá hối đoái là gìCăn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối:

Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.Tỷ giá thư hối: Tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.

Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối:

Tỷ giá mua: Là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.Tỷ giá bán: Là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.

Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay:

Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: 

Tỷ giá thả nổi hoàn toàn được gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ. Trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.

Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.

Tỷ giá cố định:

Tỷ giá cố định được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn.

Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.

Ý nghĩa tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái có ý nghĩa trong việc so sánh giữa hai loại tiền tệ; là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.

tỷ giá hối đoái là gì

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế khi thực hiện giao dịch giữa các nước với nhau đều dựa trên tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái chịu tác động của rất nhiều yếu tố kinh tế và tài chính trong nước cũng như có những đặc điểm riêng người dùng cần lưu ý khi giao dịch.

Chính sách tỷ giá hối đoái là gì?

Chính sách tỷ giá hối đoái được hiểu là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. Từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết.

Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn là: vấn đề lựa chọn chế độ (hệ thống) tỷ giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá hối đoái) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái .

Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì?

Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái trong tiếng anh được gọi là Method of Determining Exchange Rate. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là cách thức hình thành tỉ giá hối đoái mà mỗi quốc gia áp dụng trong từng thời kì phát triển của đất nước mình.

Theo phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệngười ta sử dụng lí thuyết ngang bằng sức mua để lí giải hối đoái dài hạn theo cung và cầu về tiền tệ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố quan trọng được quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế tự do.

Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

Yếu tố lạm phát: Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi.

Lãi suất: Lãi suất ảnh hưởng tương đối đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

tỷ giá hối đoái là gì

Thu nhập:

Thu nhập của mỗi quốc giá sẽ tác động đáng kể từ trực tiếp đến gián tiếp tỷ giá hối đoái.

Tác động trực tiếp: là thu nhập của quốc gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng.Tác động gián tiếp: thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao, thông qua yếu tố lạm phát như đã phân tích trên làm tỷ giá tăng.

Ngược lại khi quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến việc giảm tỷ giá hối đoái.

Trao đổi thương mại:

Tình hình tăng trưởng kinh tế: Nếu tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng. Khiến cho giá trị đồng nội tệ tăng dẫn đến việc giảm tỷ giá. Còn tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.Cán cân thanh toán: cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng. Còn cán cân thanh toán nội địa cao thì nội tệ tăng và ngoại tệ giảm sẽ khiến cho tỷ giá giảm.

Công thức tính tỷ giá hối đoái là gì?

Sau đây là một số cách tính tỷ giá hối đoái:

Cách tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá: Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng thì lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng, còn nếu muốn tính tỷ giá bán của khách hàng thì lấy tỷ giá mua ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Công thức như sau:Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD)Cách tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá: Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng và chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Công thức như sau: Yết giá/định giá = (USD/định giá)/(USD/yết giá)Cách tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá: Khi tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá và yết giá thì bắt buộc trong đó phải có 1 đồng ở vị trí định giá và đồng còn lại ở vị trí yết giá thì cách tính như sau: Lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá của đồng tiền định giá. Công thức như sau: Yết giá(trực tiếp)/định giá = (Yết giá/USD) x (USD/Định giá)

Trên đây là tất cả những thông tin giúp bạn hiểu hơn tỷ giá hối đoái là gì cũng như những phương pháp tính tỷ giá hối đoái. Hãy theo dõi Gocbao để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee