Với những người làm tài chính, vốn lưu động là một trong những thuật ngữ không còn xa lạ. Vậy vốn lưu động là gì? Cách tính và vai trò vốn lưu động ra sao? Với bài viết ngay sau đây của Gocbao, bạn sẽ được giải đáp rõ ràng và chính xác nhất!
Vốn lưu động là gì
Vốn lưu động hay còn gọi là Working capital đã quá quen thuộc trong kinh tế. Ở nội dung đầu tiên của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm cơ bản của vốn lưu động.
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động là thước đo tài chính. Nó đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thực thể khác. Các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, vốn lưu động được coi là một phần của vốn hoạt động doanh nghiệp.
Ví dụ:
Tiền mua mới nguyên liệu, tiền trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản nợ ngân hàng đến hạn…
Một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao đến đâu, nhưng nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động cũng sẽ làm cho việc kinh doanh bị gián đoạn.
Phân loại vốn lưu động là gì?
Bạn đọc có biết, vốn lưu động thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau hay không? Cùng Gocbao tìm hiểu nhé.
Phân loại theo vai trò:
Vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông: Vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn…Vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất: sản phẩm bán thành phẩm, dở dang, …Vốn lưu động trong giai đoạn dự trữ: công cụ, phụ tùng, nguyên vật liệu,…
Phân loại theo hình thái biểu hiện
Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
Ý nghĩa vốn lưu động là gì?
Ý nghĩa vốn lưu động bao gồm có hai loại:
Vốn lưu động dương chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nó giúp các hoạt động sản xuất của công ty diễn ra bình thường.Trường hợp vốn lưu động âm có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác, dù có chuyển hóa hết tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng vẫn không đủ đáp ứng các nghĩa vụ của công ty.
Lưu ý vốn lưu động âm sẽ cực kỳ nguy hiểm, cho dù doanh nghiệp có doanh thu cao và lợi nhuận tốt… Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn thì có thể sẽ bị phá sản.
Những yếu tố tác động đến vốn lưu động là gì?
Có nhiều yếu tố tác động đến vốn lưu động. Để vận dụng vốn lưu động có hiệu quả ta phải xem xét những yếu tố sau:
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp lớn vượt trội về quy mô, công nghệ sản xuất, họ sẽ có lợi thế hơn trong việc đàm phán hợp đồng. Từ đó doanh nghiệp có khả năng chiếm dụng được vốn của cả người mua cũng như người bán hàng.
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có tác động lớn đến chính sách bán hàng. Việc quan trọng là cần xác định được lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều này giúp doanh nghiệp tồn tại qua thời kỳ khó khăn.
Tính minh bạch của doanh nghiệp
Bản chất trong quy trình kiểm toán là chọn mẫu. Sẽ rất khó để xác định toàn bộ các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn này có chính xác hay không?
Đặc biệt là khi thông tin trình bày trên báo cáo tài chính còn rất hạn chế và không rõ ràng. Việc thay đổi vốn lưu động dẫn tới dòng tiền kinh doanh âm là rất bình thường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cách tính vốn lưu động
Bên trên bạn đọc đã được tìm hiểu về Những yếu tố tác động đến vốn lưu động là gì. Phần tiếp theo này, Gocbao sẽ bật mí cho bạn công thức về cách tính vốn lưu động:
VLĐ = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng đổi sang thành tiền mặt trong ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao. Ví dụ như tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,…Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.
Câu hỏi thường gặp
Nối tiếp phần cách tính vốn lưu động là gì, chúng ta sẽ cùng trả lời những câu hỏi thường gặp liên quan đến vốn lưu động.
Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?
Để biết vốn lưu động bao nhiêu là đủ, ta cần phải sử dụng tỷ lệ vốn lưu động.
Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn
Nếu tỷ lệ vốn lưu động < 1
Trường hợp này, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn. Khả năng doanh nghiệp bị phá sản là rất cao bởi không đủ khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn.
1 < Tỷ lệ vốn lưu động < 2
Đây là trường hợp tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Việc này chứng tỏ tài chính của doanh nghiệp khá ổn định. Doanh nghiệp sẽ có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ vốn lưu động > 2
Điều này mang ý nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn 2 lần nợ phải trả. Doanh nghiệp kinh doanh phát triển, khoản nợ cũng rất ít.
Tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, thông thường tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn 1.0 là có thể chấp nhận được.
Tại sao vốn lưu động lại không tính phần tiền mặt?
Vốn lưu động không tính tiền phần mặt vì phần tiền mặt là tài sản thanh khoản cao nhất. Chủ sở hữu (bao gồm cả chủ nợ và cổ đông) ngay lập tức có thể sử dụng ngay phần tiền mặt này để cấn trừ các nghĩa vụ liên quan.
Phần tiền mặt sẽ được loại ra khi chiết khấu dòng tiền. Tuy nhiên, giá trị chiết khấu dòng tiền sẽ được tính thêm cả phần tiền mặt để tính ra giá trị doanh nghiệp cuối cùng.
Bên trên là bài viết tổng hợp toàn bộ về vấn đề vốn lưu động. Gocbao đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích như: vốn lưu động là gì, vai trò và cách phân loại vốn lưu động… Theo dõi Gocbao mỗi ngày để đón đọc nhiều bài viết hay!