HomeGiải đápFCA là gì? Tìm hiểu điều kiện giao hàng trong Incoterms

FCA là gì? Tìm hiểu điều kiện giao hàng trong Incoterms

Điều kiện thương mại FCA là gì? Điều kiện này có ưu và nhược điểm như thế nào? Mọi thắc mắc của độc giả liên quan đến FCA sẽ được Gocbao giải thích chi tiết trong nội dung sau. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết để được biết rõ hơn.

FCA là gì?

FCA là là một điều khoản của Incoterms. Nó được hiểu là giao hàng cho người chuyên chở. Điều này có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định. Có thể là tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm quy định khác.

Sau khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê, người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao.

FCA là gì?

FCA là viết tắt của cụm từ Free Carrier. FCA thuộc điều kiện nhóm F trong 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010. Điều kiện FCA có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải. Đồng thời có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.

Trách nhiệm người mua và người bán trong hợp đồng FCA

Trách nhiệm giao hàng, vận chuyển và thông quan

Trách nhiệm giao hàng, vận chuyển và thông quan của người bán và người mua trong điều kiện FCA như sau:

Trách nhiệm của người bán:

Phải trả các chi phí cho việc: Sản xuất, kiểm tra chất lượng, dán nhãn, đóng gói hàng hóa phù hợp.Đứng ra tổ chức hàng hóa đến cảng hoặc 1 địa điểm chỉ định để sẵn sàng cho việc xuất đi.Phải chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hải quan.

Trách nhiệm của người mua:

Thuê phương tiện vận tải quốc tế (máy bay, tàu biển).Local charge đầu xuất.Local charge đầu nhập.Thông quan hàng nhập khẩu.Đóng thuế nhập khẩu.Trucking tại đầu nhập về kho của người mua.Dở hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua.

Khi nào chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán

Mọi rủi ro và chi phí được chuyển giao từ bên người bán sang bên người mua tại thời điểm trách nhiệm giao hàng của người bán chấm dứt. Do đó, cả 2 bên cần chỉ rõ thời điểm chuyển giao này càng cụ thể càng tốt trong hợp đồng.

Trong các loại hình vận tải hàng hóa khác nhau. Trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển (carrier) sẽ chấm dứt trong các trường hợp cụ thể sau:

Vận chuyển đường sắt:

Nếu điểm giao hàng là toa tàu thì hàng hóa phải được bốc lên toa tàu. Người bán phải bốc xếp container lên tàu. Trách nhiệm người bán chấm dứt khi hàng hóa được tiếp quản bởi quản lý đường sắt hoặc người được ủy quyền.

FCA là gì?

Vận chuyển đường bộ:

Tại cơ sở người bán, trách nhiệm giao hàng hoàn thành khi hàng hóa được chất lên xe của người mua cung cấp. Việc giao hàng được coi là hoàn tất khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường bộ. Hoặc có thể cho người khác thay mặt người này.

Đường thủy nội địa:

Trách nhiệm giao hàng của trường hợp này được xem là chấm dứt khi hàng hóa đã được chất lên tàu chở hàng do người mua cung cấp. Khi giao đến cơ sở của người vận chuyển, việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển. Hoặc một người khác được người này ủy quyền.

Vận chuyển đường biển:

Khi hàng đầy container thì các container phải được vận chuyển đến khu vực Terminal của cảng. Hàng hóa được coi là đã chuyển giao rủi ro khi container được đưa vào cơ sở của bến cảng (terminal) đó. Và hàng đã được thông quan.

Đối với hàng lẻ (LCL), người bán phải đem đến cho các nơi thu gom hàng lẻ như kho CFS. Việc giao hàng được kết thúc khi hàng hóa được giao cho hãng tàu biển hoặc 1 người đại diện cho hãng tàu biển (đơn vị gom hàng consol, forwarder).

Tổng hợp một số ưu nhược điểm của FCA

Dưới đây là tổng hợp một số ưu nhược điểm của FCA, bạn đọc cùng tham khảo:

Ưu điểm:

Người bán có cơ hội nâng cao giá bán của hàng hóa. Bởi các chi phí phát sinh cộng khi bên bán thực hiện thêm trách nhiệm của mình.Người mua sẽ có cơ hội nắm được các chi phí thật sự trong vận chuyển và bốc xếp hàng hóa tại điểm đến. Chi phí sẽ không có khả năng bị người bán thổi phồng lên.Người mua không cần quá lo lắng trong việc có được giấy phép xuất khẩu theo quy định, để thông quan hàng hóa. Trách nhiệm này thuộc về người bán.

FCA là gì?

Nhược điểm:

Bất kỳ đề xuất phát sinh nào giữa người bán và người mua đều bị người bán tính phí. Điều này đồng nghĩa với người bán phải chịu thêm rủi ro.Trách nhiệm người bán kết thúc khi hàng hóa đã được thông quan. Người mua sẽ thực hiện việc mua bảo hiểm cho lô hàng và chịu các rủi ro về sau trong toàn bộ quá trình chuyển tải hàng hóa.Người mua phải cung cấp chính xác cho người bán địa điểm giao hàng thật sự của lô hàng. Họ phải là người thực sự đứng ra sắp xếp vận chuyển cho lô hàng.

Vì sao nên dùng FCA thay vì điều kiện FOB và EXW?

Nên dùng FCA thay vì điều kiện FOB và EXW vì điều kiện FCA có nhiều ưu điểm hơn. Đồng thời nó còn là điều kiện được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên người xuất khẩu và nhập khẩu vẫn có thói quen sử dụng FOB và CIF nhiều nhất.

Lý do FCA được xem là ưu điểm hơn FOB:

Trong điều kiện FOB, người bán cần phải chuyển giao hàng lên tàu mới hoàn thành trách nhiệm của bên bán. Hàng mà bên bán vận chuyển nếu là container thì nó phải hạ bãi trước khi được đưa lên tàu. Điều này xảy ra là do quá trình kiểm tra và xuất cont.

Khi quá trình chuyển giao và lưu cont tại kho bãi của hãng tàu xảy ra mất mát hoặc hư tổn. Điều này dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa hai bên.

Người mua và người bán chọn phương thức FCA và thoả thuận vị trí chuyển giao rủi ro giữa 2 bên. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro tối đa cho hàng hóa cũng như trách nhiệm của người vận chuyển so với điều kiện FOB.

FCA là gì?

Lý do FCA được xem là ưu điểm hơn EXW:

Đối với điều kiện EXW, người mua phải chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu cho lô hàng. Nếu không nắm rõ các quy định thông quan của nước sở tại thì gây ra rất nhiều thiệt hại. Chẳng hạn như tốn kém chi phí, tiêu tốn nhiều thời gian và gây khó khăn cho những nhà nhập khẩu.

Trong điều kiện EXW, mọi chi phí và trách nhiệm đối với các rủi ro vẫn đang thuộc về người mua. So với EXW, điều kiện FCA được cho rằng linh hoạt và mang lại lợi ích cho cả bên bán và bên mua.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp độc giả hiểu được FCA là gì. Bạn đọc đừng quên share bài viết của Gocbao để nhiều người được biết về thông tin này hơn nhé! Hẹn gặp độc giả trong những bài viết tiếp theo.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee