Freight forwarder là một từ tiếng Anh có nghĩa là “Người giao nhận” hay “Đại lý giao nhận”. Freight forwarder là từ dùng để chỉ ngành nghề công việc của một cá nhân hay cả một tập thể, tổ chức, công ty, doanh nghiệp,… mở dịch vụ vận chuyển. Nói một cách đơn giản, Freight forwarder có nghĩa là những người làm nghề vận tải, vận chuyển hàng hóa từ một điểm này đến một địa điểm khác.
Ngoài việc tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng thì họ còn nhận gom nhiều lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn. Tiếp theo họ sẽ đứng ra liên hệ làm việc với các cho thuê phương tiện vận tải. Nhiệm vụ của họ là thỏa thuận thuê phương tiện để vận chuyển lô hàng từ địa điểm này đến địa điểm khác theo yêu cầu của chủ hàng.
Việc tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu rất khó khăn với những công ty mới thành lập và còn non trẻ chính là lúc các công ty forwarder sẽ đứng ra đàm phán, giúp họ thỏa thuận hợp đồng thuê vận tải.
Forwarder sẽ tìm hiểu để chọn ra phương án tối ưu nhất. Theo nhu cầu của chủ hàng, họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất. Như vậy, chủ hàng sẽ cắt giảm được chi phí. Ngoài ra, lô hàng của bạn nhỏ, không đủ xếp lên nguyên tàu thì rất cần các forwarder. Họ sẽ thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích. Do đó mà các chủ hàng nhỏ lẻ cũng tiết kiệm được chi phí.
Tại Việt Nam hiện nay cũng có nhiều công ty kinh doanh khá thành công trong lĩnh vực Freight forwarder, tiêu biểu như: Vinatrans, Sotrans, Vinalink, Vitranimex… cũng là những công ty uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vận chuyển.
Trên thế giới, những thương hiệu như Panalpina, K+N, Schenker, Expeditors … cũng làm dịch vụ Freight forwarder, nhưng quy mô rất lớn, với hàng chục nghìn nhân viên và doanh thu hàng năm lên đến vài chục tỉ đô la Mỹ.
Nội Dung Chính
Freight forwarder có những vị trí nào
Tại các công ty giao nhận vận tải, bạn có thể được làm những công việc đặc trưng như sau:
- Sales fowarder: nhiệm vụ chính là giới thiệu dịch vụ công ty, gặp gỡ tư vấn cho khách hàng. Đây là nguồn lực mang lại lợi nhuận cho công ty.
- Document staff: các chứng từ liên quan cần thiết sẽ được thu thập, xử lí, cung cấp cho chủ hàng.
- Operation staff: nhiệm vụ của vị trí này là tìm kiếm, liên hệ các hãng để thuê vận tải.
- Customer clearance: có nhiệm vụ khai báo thông tin hải quan để quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi.
- Chăm sóc khách hàng (customer service)
- Quản lý vận tải bộ (trucking operation)
Những công việc nêu trên đều có những yêu cầu chuyên biệt riêng. Mặc dù vậy, những người làm nghề giao nhận vận tải đều cần tìm hiểu một số lĩnh như:
- Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot…
- Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C…
- Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…
Tại sao Freight forwarder ngày càng phát triển
- Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải, và họ cần bên trung gian là Freight forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
- Sử dụng Freight forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Các Freight forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.
- Ở Việt Nam, một số công ty giao nhận là “sân sau” của những người có vị trí tại các hãng vận tải, cảng, chủ hàng…; là nơi giải quyết “nhu cầu” của các bên. Đây là một thực trạng nhức nhối nhưng vẫn đang tồn tại khá phổ biến.
Một vài dịch vụ khác của Freight forwarder
Ngoài việc thu xếp việc vận chuyển, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác, giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ phổ biến.
- Lên phương án thu xếp vận chuyển là nhiệm vụ chính. Bên cạnh đó thì các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác. Khách hàng chỉ cần tập trung sản xuất, phát triển tốt sản phẩm. Những vấn đề còn lại thì Freight forwarder đều có dịch vụ cung ứng.
- Thông quan xuất nhập khẩu đôi khi là vấn đề khó với nhiều công ty. Nhưng hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu có thể do forwarder làm thay chủ hàng. Vì vậy quá trình thực hiện hợp đồng sẽ diễn ra thuận tiện hơn.
- Các công ty giao nhận còn có thể hỗ trợ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến chứng từ. Chẳng hạn như vận đơn, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch, quản lý hàng tồn kho,…
- Các forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những công ty mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên tìm kiếm Freight forwarder . Bởi lẽ bạn chưa thành thạo và đủ kỹ năng để thực hiện hợp đồng hiệu quả nhất. Khi đó, các công ty giao nhận sẽ tư vấn cho bạn những phương án tốt.
- Quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
Ngoài ra, các Freight forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt (và miễn phí) cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.