HomeGiải đápGiá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn bán hàng...

Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn bán hàng hiệu quả

Giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán gồm những gì? Có công thức tính toán ra sao? Là những câu hỏi vô cùng quan trọng giúp cho quá trình phát triển kinh doanh của bạn thuận lợi, rõ ràng. Vậy để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Gocbao giải đáp ở trong bài viết bên dưới nhé!

Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị của giá vốn sẽ thay đổi tùy theo chuẩn mực kế toán áp dụng để tính toán giá trị giá vốn (HTK).

Giá vốn hàng bán là gì

Hiểu một cách đơn giản, đây là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định (1 kỳ/1 năm). Tức là tất cả các chi phí (nguồn vốn) được sử dụng để tạo ra sản phẩm.

Giá vốn bán hàng gồm những gì?

Giá vốn hàng bán bao gồm:

Chi phí mua máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu;Chi phí sản xuất hàng hóa; nhân công;Quản lý doanh nghiệp; vận chuyển,…

Giá vốn hàng bán là gì

Tùy vào hợp đồng với đơn vị cung cấp hay loại hình công ty mà các chi phí cấu thành giá vốn khác nhau.

Với các công ty thương mại (nhập sản phẩm sẵn có về bán): giá vốn hàng bán gồm tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc nhập kho (giá nhập hàng từ đơn vị cung cấp, chi phí vận chuyển hàng về kho, các loại thuế, bảo hiểm hàng hóa,…).Với các công ty sản xuất (trực tiếp tạo ra sản phẩm): chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều hơn do có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa.

Giá vốn sinh ra để làm gì?

Giá vốn sinh ra để tính được số vốn mình bỏ ra vào từng thời điểm nhất định, tùy vào biến động của thị trường mà số vốn bỏ ra sẽ khác nhau. Có thể nay bạn nhập lô 30 áo phông nam cổ tròn – trắng với giá 50K/chiếc.

Hàng hot bán dễ quá, 2 ngày sau bạn nhập thêm lô 50 cái. Nhưng hàng khan hiếm, nhà cung cấp nâng giá lên 60K/chiếc. Thôi chấp nhận đau thương vậy, dù sao hàng đang hot bán vẫn có lời mà. Giá nhập cứ biến thiên như vậy cho các lần nhập tiếp theo.

Cách tính giá vốn bán hàng

Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)

Cách tính này được hiểu như sau: Những mặt hàng nào nhập vào trước thì sẽ được xuất trước. Ưu điểm là có thể tính ngay được trị giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng. Nhờ đó có thể cung cấp số liệu cho kế toán ghi chép, quản lý.

Giá trị vốn hàng tồn tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Công thức này phù hợp với mặt hàng có hạn sử dụng, cửa hàng điện máy, điện tử, di động vì không thể lưu kho lâu.

Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)

Trái ngược với FIFO, LIFO dựa theo nguyên lý nhập sau xuất trước. Tức là những mặt hàng nào mới nhập về sẽ là thứ đầu tiên được xuất đi. Nhược điểm cách tính này là định giá hàng tồn không đáng tin cậy và mặt hàng cũ có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.

Do đó, theo thông tư 200/2014/TT-BTC đã bỏ phương pháp này.

Công thức tính bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán

Phương pháp tính này được sử dụng để tính giá trị hàng tồn kho. Đây cũng là công thức tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm quản lý hàng hóa đang áp dụng. Cách tính như sau: MAC = (A + B)/C

Trong đó:

MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời.A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập.B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí.C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập.

Phương pháp hoạch toán

Công thức này dùng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho. Phù hợp với các doanh nghiệp mua hàng hóa vật tư thường có sự biến động về giá cả, khối lượng chủng loại vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhiều.

Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng, không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.

Phương pháp cân đối

Tính trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ = số lượng còn lại cuối kỳ * đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng. Tiếp theo, dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.

Cách kiểm tra giá vốn hàng bán đã đúng chưa thì trước khi in báo cáo phải kết xuất Excel đối soát. Hoặc có thể sử dụng một số phần mềm để cảnh báo sai giá vốn khi xem báo cáo nhập-xuất-tồn kho.

Như vậy sau khi hiểu được giá vốn hàng bán là gì có thể thấy được đây là loại chi phí quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Vậy nên, biết được cách tính, cũng như kiểm tra sẽ giúp bạn khắc phục những sai lệch khi nhập giá vốn bán hàng một cách nhanh chóng, chính xác.

Ví dụ về tính giá vốn bán hàng

Phương pháp FIFO (Nhập trước xuất trước)

Ví dụ: Dựa vào ví dụ trên của phương pháp thực tế đích danh để làm ví dụ tính giá vốn hàng bán xuất kho bằng phương pháp FIFO.

Một công ty HN có hàng hóa A tồn đầu tháng 200kg, đơn giá nhập kho thực tế 20,000đ/kg.

Ngày 01: Nhập 500kg, giá nhập 21.000đ/kg.

Ngày 05: Xuất sử dụng 340kg.

Ngày 10: Nhập kho 300kg, giá nhập 20.500đ/kg.

Ngày 14. Xuất sử dụng 500kg.

Hãy tính giá xuất kho 340kg ngày 05 theo phương pháp FIFO = 200×20.000+ 140×21.000= 7.000.000.

Giá vốn hàng bán là gì

Phương pháp Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán

Ví dụ: Một công ty HN có hàng hóa A tồn đầu tháng 200kg, đơn giá nhập kho thực tế 20,000đ/kg.

Ngày 01: Nhập 500kg, giá nhập 21.000đ/kg.

Ngày 05: Xuất sử dụng 340kg.

Ngày 10: Nhập kho 300kg, giá nhập 20.500đ/kg.

Ngày 14. Xuất sử dụng 500kg.

a. Xác định giá vốn hàng bán theo đơn giá bình quân cả kỳ.

Đơn giá bình quân cả kỳ= (200 x 20.000 + 500 x 21.000 + 300 x 20.500)/(200+500+300) = 20.650đ/kg.

b. Xác định giá vốn hàng bán theo đơn giá bình quân liên hoàn:

Đơn giá bình quân ngày 5 = (200×20.000 + 500 x 21.000)/(200+ 500) = 20.714đ/kg.

Khi đó còn tồn 360kg với đơn gia 20.714đ/kg.

Đơn giá bình quân ngày 14 = (360 x 20.714 + 300.20.500) / (360+300) = 20.617đ/kg.

Nguyên nhân giá vốn hàng bán bị sai và cách khắc phục

Nguyên nhân giá vốn hàng bán bị sai lệch

Thực hiện sai quy trình bán hàng âm:

Khi thực hiện quy trình bán hàng âm, hay còn được gọi là quy trình chứng từ, người bán xuất hàng trước và nhập kho sau. Nhưng lại không kịp lưu kho mà đã bày bán ngay trên kệ, hoặc trả hàng cho khách ngay tại quầy.

Đến cuối ngày hoặc để hôm sau mới nhập hàng vào kho, thậm chí quên luôn nhập. Khi đó, tại thời điểm xuất hàng, giá vốn hàng bán bằng 0 hoặc bị sai lệch, dẫn đến tính lãi gộp hàng bán thiếu chính xác, lãi lỗ & doanh thu sẽ không đúng với thực tế.

Thực hiện sai quy trình trả hàng nhà cung cấp:

Khi người bán trả một phần hàng mua từ nhà cung cấp sau khi đã bán hàng trên phần còn lại. Nhưng người kế toán kho lại không hạch toán giá vốn hàng bán lại, nên gây ra sự sai lệch, thiếu chính xác.

Giá vốn hàng bán là gì

Thực hiện việc sửa/xóa chứng từ:

Một nguyên nhân dẫn đến cách tính giá vốn hàng bán bị sai nữa là liên quan đến chứng từ. Người sử dụng phần mềm tiến hành sửa/ xóa chứng từ làm thay đổi số lượng của các mặt hàng có trên các chứng từ đã sửa.

Khi đó, phần mềm sẽ tự động tính toán lại giá vốn và hàng tồn kho khi lưu/ xóa chứng từ và rất có thể dẫn tới âm kho. Vì vậy, phần mềm sẽ tự động cập nhật lại giá vốn cho tới thời điểm hiện tại, và đến khi chạy tới phiếu xuất bán thì dòng hàng đó có thể bị tồn kho âm.

Cách khắc phục giá vốn bán hàng bị sai lệch

Những cách khắc phục giá vốn bán hàng bị sai lệch:

Kiểm soát dữ liệu kinh doanh thường xuyên khi dùng phần mềm quản lý bán hàng.Giám sát quy trình hoạt động kinh doanh.Thực hiện đúng quy trình: Hàng phải nhập vào trước rồi mới xuất bán hoặc chuyển kho đi.Hạn chế sửa/xóa chứng từ.Thường xuyên theo dõi giá vốn để kiểm soát các tình huống dẫn tới âm kho, tránh để tình trạng này tồn tại quá lâu dẫn tới việc tính lại giá vốn sẽ chậm và khó theo dõi khi khắc phục.Sử dụng chức năng truy ngược tới chứng từ gốc để kiểm tra các con số tồn kho, doanh thu… xem tại sao lại ra những con số đó.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về giá vốn hàng bán là gì, cũng như những cách tính về giá vốn bán hàng. Hãy cùng theo dõi Gocbao để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee