Junko Tabei là một người phụ nữ bình thường. Nhưng vì kỷ lục mà bà đạt được nên các hãng truyền thông lớn trên thế giới hết lòng khen ngợi. Vậy, Junko Tabei là ai? Bà ấy đã lập nên thành tích gì khiến cả thế giới phải trầm trồ? Bài viết sau đây của Gocbao sẽ giúp bạn hiểu hơn về người phụ nữ đáng ngưỡng mộ này.
Junko Tabei là ai?
Junko Tabei là người được biết đến với vai trò là một vận động viên leo núi. Cô chính là huyền thoại về người phụ nữ đầu tiên chạm tay vào nóc nhà thế giới Everest.
Ngoài ra, Junko Tabei được tôn vinh vì cô đã phá vỡ được định kiến bấy lâu về phái nữ. Cô cũng chính là người phụ nữ đầu tiên chinh phục 7 đỉnh núi cao nhất thế giới trên 7 lục địa. Thật đáng ngưỡng mộ!
Thông tin tiểu sử nhà leo núi Junko Tabei
Vào năm 2000, bà Junko Tabei được nhận bằng Thạc sĩ Văn hóa Xã hội do Trường đại học Kyushu cấp. Bà đã làm những nghiên cứu có tác động mạnh mẽ của rác thải trên đỉnh núi Everest. Đó chính là đặt thêm những lò đốt rác tại những trạm nghỉ. Một nhà thiên văn học đã đặt tên tiểu hành tinh 6897 Tabei theo tên bà ấy. Thêm vào đó, vào năm 2019, một dãy núi trên sao Diêm Vương được đặt tên là Tabei Montes cũng để tôn vinh tên tuổi của bà.
Junko Tabei sinh năm nào?
Junko Tabei sinh ngày 22 tháng 9 năm 1939. Tên khai sinh là Junko Ishibashi. Bộ môn thể thao leo núi đến với cô một cách hết sức tình cờ.
Junko Tabei mất năm nào?
Junko Tabe mất ngày 20/10/2016. Tabei được Google vinh danh vào ngày 22 tháng 9 năm 2019, vào đúng sinh nhật lần thứ 80 của cô.
Junko Tabei là người nước nào?
Junko Tabe là người Nhật Bản. Theo phong tục tập quán của Nhật Bản cho rằng, nhà cửa và bếp núc mới là nơi thuộc về phụ nữ. Còn lại những chuyện lớn là do người đàn ông thực hiện. Tuy nhiên, không hài lòng với lối suy nghĩ cổ xưa này, Tabei đã tự khẳng định sức mạnh của mình. Đây cũng là chính là cách cổ vũ, động viên cho những người phụ nữ đứng lên khẳng định bản thân trong xã hội.
Junko Tabei làm nghề gì?
Junko Tabe là một người nội trợ của gia đình. Từ nhỏ, bà đã cùng leo núi với người giáo viên của mình là Nasu. Cũng từ đó, bà bắt đầu yêu thích việc chinh phục các ngọn núi cao. Mặc dù khi đó bà mới chỉ là một người phụ nữ bé nhỏ. Ước mơ lớn nhất của Junko Tabei là chinh phục đỉnh Everest. Junko Tabei khác với những vận động viên leo núi nổi tiếng. Khi vượt qua Everest, công việc của cô ấy là một bà nội trợ có đứa con 3 tuổi.
Hành trình trở thành nhà leo núi của Junko Tabei
Bởi vì điều kiện gia đình không cho phép nên bà phải dời lại đam mê leo núi của mình. Mãi cho đến khi học trường Đại Học Showa Women’s bà mới tham gia vào câu lạc bộ leo núi. Từ đó, Junko Tabei tiếp tục thực hiện ước mơ của mình. Trong khoảng thời gian ở trường, bà vừa học tập, vừa rèn luyện thêm kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Tabei kết hôn với chồng là Masanobu Tabei. Và thật ngạc nhiên rằng chồng bà cũng là người có niềm đam mê với leo núi. Đây là lý do tiếp sức cho bà trong những hành trình leo núi phía sau. Bà đã cùng chồng chinh phục hầu hết những ngọn núi cao, nổi tiếng tại . Bao gồm cả ngọn núi Phú Sĩ – biểu tượng của đất nước mặt trời mọc.
Năm 1969, bằng niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn leo núi, Junko Tabei đã thành lập một câu lạc bộ dành cho những người thích leo núi. Đó là “Câu lạc bộ leo núi nữ Nhật Bản”, nêu cao khẩu hiệu “Hãy tự mình đi thám hiểm nước ngoài”.
Ngày 19/5/1970, để bắt đầu cho hành trình chinh phục đỉnh núi Everest. Ngay trong năm đó, báo Yomiuri và đài truyền hình Nihon đã quyết định tổ chức một nhóm leo núi toàn nữ đến Nepal để chinh phục núi Everest.
Năm 1975, hành trình của đội chính thức bắt đầu từ Kathmandu. Họ đã đúng đắn khi lựa chọn con đường của mình khi tiếp tục tiếp bước những người đi trước như Sir Edmund Hillary hay Tenzing Norgay đã từng đi vào năm 1953.
Bật mí sự thật về nhà leo núi Junko Tabei ít ai biết
Vào tháng 5/1975, các thành viên của đội leo nuối đã đạt được đến độ cao 6.300m so với mặt nước biển. Vậy là chỉ còn khoảng cách 2000m nữa thôi chinh phục được đam mê của mình. Nhưng thật bất ngờ khi một trận bão tuyết lớn xảy ra và mang đến bao bi kịch.
Trận bão tuyết rất lớn năm 1975 đã cuốn đi tất cả lều trại và cả những thành viên trong đoàn bao gồm người hướng dẫn. Junko Tabei thì bị mất đi ý thức. Nhưng trong giây phút đối mặt với tử thần ấy, cô con gái là người tiếp thêm sức mạnh cho Tabei. Nếu bà không còn nữa, ai sẽ chăm sóc đứa con gái bé bỏng ấy? Nhưng bằng tất cả nghị lực của mình cùng thần đoàn kết của đồng đội, bà đã được cứu sống.
Và bà vẫn quyết không từ bỏ đam mê của mình. Sau trận lở tuyết kinh hoàng kéo dài tận mấy chục ngày, Junko Tabei vẫn kiên trì và đứng lên từng bước thực hiện những bước đi chinh phục đỉnh Everest.
Vào 12 giờ 30 ngày 16/5/1975, sau bao nhiêu nỗ lực không mệt mỏi, bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chinh phục thành công Everest.
Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ biết rõ về nhân vật Junko Tabei là ai. Mặc dù Junko Tabei đã qua đời tuy nhiên những thành tựu và đóng góp to lớn của cô cho phụ nữ nói riêng và toàn thế giới nói chung vẫn mãi trường tồn theo thời gian. Cái tên Junko Tabei vẫn mãi là biểu tượng chói lói của lòng dũng cảm, khao khát chinh phục, ý chí và nghị lực bền bỉ.