Thuật ngữ Psychology là gì? Bạn đã từng nghe qua cụm từ này chưa? Bạn đang loay hoay với những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Psychology là một ngành học khá thú vị bạn có thể theo đuổi đấy. Cùng Gocbao tìm hiểu khái niệm này ngay sau đây nhé!
Psychology là gì?
Psychology là tâm lý học. Đây là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi. Trong tâm lý học, các nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu và lý giải phương thức con người suy nghĩ, hành động và cảm nhận.
Tâm lý học Psychology là ngành học đa diện, bao gồm nhiều lĩnh vực phụ của nghiên cứu. Chẳng hạn như phát triển của con người, thể thao, sức khỏe, lâm sàng, hành vi xã hội và các quá trình nhận thức.
Các nhánh của Psychology
Dưới đây là một số nhánh phổ biến của Psychology:
Psychology lâm sàng: Chủ yếu chú trọng về đánh giá và trị liệu tâm lý. Đôi khi, các nhà tâm lý học lâm sàng cũng thường tham gia về nghiên cứu, đào tạo, lời khai pháp y và các lĩnh vực khác.Psychology nhận thức: Các nhà tâm lý học nhận thức sẽ xem xét cách mọi người suy nghĩ, nhận thức, giao tiếp, ghi nhớ và học hỏi. Cách này được ứng dụng để cải thiện trí nhớ, thiết lập các chương trình giáo dục để thúc đẩy học tập.Psychology phát triển: Đây là nghiên cứu khoa học về những thay đổi tâm lý có hệ thống mà một người trải qua trong suốt cuộc đời.Psychology tiến hóa: Tâm lý học tiến hóa sẽ xem xét hành vi của con người.Psychology pháp y: Nó liên quan đến việc áp dụng tâm lý học để điều tra tội phạm và pháp luật.
Psychology sức khỏe: Nó quan sát các hành vi, sinh học và bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến bệnh tật và sức khỏe. Tâm lý học sức khỏe còn được gọi là y học hành vi hoặc tâm lý học y tế.Psychology thần kinh: Tâm lý học thần kinh xem xét cấu trúc và chức năng của não trong mối quan hệ với các hành vi và quá trình tâm lý.Psychology nghề nghiệp: Tham gia vào việc đánh giá, đưa ra các khuyến nghị về hiệu suất của mọi người trong công việc và trong đào tạo.Psychology xã hội: Sử dụng các phương pháp khoa học để hiểu các ảnh hưởng xã hội tác động đến hành vi của con người như thế nào. Từ đó, nó sẽ giải thích được cách cảm xúc, hành vi và suy nghĩ bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện thực tế, tưởng tượng hoặc ngụ ý của người khác.
Mục tiêu của ngành tâm lý học – Psychology là gì?
Sau đây là bốn mục tiêu chính của ngành tâm lý học – Psychology:
Mô tả hành vi hoặc nhận thức. Điều này có thể cho phép các nhà nghiên cứu phát triển các quy luật chung về hành vi của con người.Nhằm mục đích giải thích một hành vi nào đó.Tâm lý học Psychology có thể dự đoán hành vi trong tương lai từ những phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm.Có thể cố gắng thay đổi hoặc kiểm soát một hành vi.
Những trường đào tạo ngành tâm lý học ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có khá nhiều trường đào tạo về ngành tâm lý học. Những bạn sinh viên theo ngành này sẽ được nghiên cứu về tâm lý của con người. Cụ thể là các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm có ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, hành vi, tư tưởng, cảm xúc và hành động của con người.
Miền Bắc
Dưới đây là những trường đào tạo ngành tâm lý học ở miền Bắc, bạn có thể tham khảo:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.Đại học Lao động Xã hội.Đại học Sư phạm Hà Nội.
Miền Trung
Nếu bạn có ý định theo học ngành tâm lý học ở miền Trung thì có thể tham khảo các trường dưới đây:
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.Đại học Hồng Đức.Đại học Đông Á.
Miền Nam
Dưới đây là những trường tâm lý học ở miền Nam:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM.Đại học Sài Gòn.Đại học Sư phạm TP.HCM.Đại học Công nghệ TP.HCM.Đại học Văn Hiến.Đại học Văn Lang.Đại học Hoa Sen.
Làm thế nào để trở thành một nhà Psychology (tâm lý học)?
Để trở thành một nhà Psychology (tâm lý học) bạn cần phải có giấy phép hành nghề. Cụ thể là bằng tiến sĩ trong lĩnh vực tâm lý học được công nhận tại một trường đại học.
Ngoài ra bạn cần trau dồi những kĩ năng quan trọng và cần thiết để trở thành một nhà tâm lý học. Chẳng hạn như kĩ năng giao tiếp, tính kiên nhẫn, đạo đức nghề nghiệp, giỏi toán học,…
Nếu bạn đang có dự định theo học ngành tâm lý học thì những lí giải về Psychology là gì đã giúp ích ít nhiều cho bạn đọc. Thường xuyên theo dõi Gocbao để biết thêm nhiều thông tin nhé! Hẹn gặp độc giả trong bài viết sau.