Ngày nay, có rất nhiều gia đình đã tiến hành thờ hoặc trưng bày tượng Quan Công với ước nguyện được bảo vệ khỏe những điều gian ác, tiêu cực. Vậy, ông Quan Công là ai? Việc thờ ông Quan Công như thế nào là chính xác nhất? Tất cả sẽ được Gocbao bật mí chi tiết qua bài viết dưới đây.
Ông Quan Công là ai?
Quan Công được biết đến là một danh tướng nổi tiếng lừng danh dưới thời Tam Quốc (Trung Quốc ngày nay). Ông chính là một trong những người làm nên trang sử oai hùng trong quá trình thành lập nhà Thục Hán.
Tuy nhiên, về sau do nhiều yếu tố khác nhau, Quan Công đã gặp một số những biến cố thất bại trong hành trình sự nghiệp. Đây được xem là một trong số những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Lưu Bị nói riêng và thời Thục Hán nói chung.
Tiểu sử ông Quan Công
Tên thật | Quan Vũ |
Tự | Vân Trường |
Tên gọi khác | Quan Công, Quan Đế, Mĩ Nhiêm Công |
Năm sinh | 160 TCN |
Năm mất | 220 TCN |
Quê quán | Sơn Tây (Trung Quốc) |
Nơi mất | Nanzhang County, Tương Dương, Trung Quốc |
Cân nặng | Đang cập nhật |
Chiều cao | 9 thước |
Quan Công tên thật là gì? Tên gọi khác của Quan Công là gì?
Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, Quan Công tên thật là Quan Vũ, lấy tự là Vân Trường. Người ta còn gọi ông với một số tên gọi khác như Quan Đế, Mĩ Nhiêm Công.
Quan Công sinh năm mấy? Mất năm mấy?
Hiện nay có rất nhiều tài liệu ghi chép về năm sinh và năm mất của Quan Công. Phần lớn các sổ sách lịch sử đều công nhận ông sinh năm 160 TCN (Trước Công Nguyên) và mất năm 220 TCN.
Quan Công ở đâu?
Quan Công là người thuộc vùng Giải Lương nay thuộc Sơn Tây (Trung Quốc). Sau những năm bôn ba chiến đấu thành lập nhà Thục Hán, đến năm 220 TCN, ông qua đời tại Nanzhang County, Tương Dương, Trung Quốc.
Quan Công cao bao nhiêu? Nặng bao nhiêu?
Sổ sách lịch sử Trung Quốc hiện vẫn không có ghi chép chính xác về chiều cao, cân nặng của Quan Công. Qua một số sổ sách, cốt truyện được biết ông có chiều cao rơi vào tầm 9 thước.
Vậy, một thước là bao nhiêu mét ngày nay? Theo cách tính hiện nay thì 1 thước sẽ rơi vào tầm 33 cm. Với cách tính này, Quan Công sẽ có chiều cao khoảng gần 2 mét.
Tóm tắt cuộc đời Quan Công
Thân thế của Quan Công
Hiện nay, sử sách Trung Quốc không có nhiều ghi chép chính xác về truyền thống gia đình Quan Công.
Một số nơi cho rằng ông xuất thân từ gia đình nông dân, sau khi gặp nạn ông lưu lạc ẩn trốn đến quận Trác và gặp gỡ Lưu Bị, Trương Phi. Từ đây, cuộc đời ông bắt đầu những chuyến phiêu lưu và mở ra nhiều trang sử hào hùng cho cuộc đời của chính ông và lịch sử Trung Quốc.
Sự nghiệp của Quan Công
Quan Công được nhiều người ca ngợi là vị tướng oai hùng dưới thời Thục Hán. Bởi lẽ, ông chính là một trong những người có đóng góp vĩ đại vào thời kỳ đầu khi thành lập nhà Thục Hán.
Trong tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của tác giả La Quán Trung, ông đã được xếp vào danh sách hàng đầu cùng với “ngũ hổ tướng” lừng danh lúc bấy giờ là Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Ông Quan Công là người có nhiều tài nghệ, được mọi người ca ngợi với tài hoa văn võ song toàn. Tuy nhiên, trong tính cách lại có phần kiêu ngạo. Đây cũng chính là đặc trưng nhận diện tính cách của ông với những người khác trong danh sách “ngũ hổ tướng”.
Với tính cách đó, dù thời điểm đất nước lúc bấy giờ có nhiều loạn lạc nhưng số người được Quan Công coi trọng chỉ đến trên đầu ngón tay. Tiêu biểu nhất có đức tính cao ngạo của ông đó chính là lời từ hôn đanh thép với con trai Tôn Quyền, “Hổ nữ há có thể gả cho khuyển tử?”.
Cả một đời ông là những chiến tích oai hùng, đừng đánh bại nhiều trận thắng ghi danh sử sách như: khởi nghĩa Khăn Vàng, giúp Đào Khiêm, chém Nhan Lương, giúp Lưu Bị xây dựng nghiệp lớn, trấn giữ Kinh Châu,…
Trong đó, trận đấu đầu tiên chính là hình tượng Quan Công chém Hoa Hùng – trận đánh được xem là chiến tích làm nên tên tuổi của ông.
Tuy nhiên, đến cuối đời sau khi đại bại tại Kinh Châu, ông phải chạy đến Lâm Thư để lẩn trốn. Tại đây, sau nhiều ngày truy đuổi ông đã bị Mã Trung bắt giữ. Kết thúc cuộc đời trong lao ngục và bị giết cùng với Quan Bình.
Tại đây, Tào Tháo đã làm nghi lễ mai táng ông theo hình thức Chư Hầu. Mãi đến năm 260 TCN, ông được Hậu chủ Lưu Thiện truy phong thụy hiệu là Tráng Mậu Hầu.
Gia đình Quan Công gồm những ai?
Qua quá trình thu thập thông tin, được biết gia đình ông hiện gồm những người sau đây:
Ông nội: Quan ThẩmCha: Quan Nghị.Mẹ: đang cập nhật thông tin chính xác.Vợ: đang cập nhật thông tin chính xác.Con: Lady Guan, Quan Bình, Quan Hưng.Cháu nội/ ngoại: Cháu nội/ngoại: Guan Yi, Quan Thống, Guan Yue
Hình tượng Quan Công – Quan Công là người như thế nào?
Trong cuốn Tam Quốc diễn nghĩa, hình tượng ông Quan Công được ghi lại là có chiều cao 9 thước, mặt đỏ như trái gấc, mắt phượng mày tằm, chòm râu dài 2 thước, tâm thế oai phong lẫm liệt.
Đến ngày nay, rất nhiều ngôi miếu, đền thờ thậm chí là gia đình đã tiến hành lập bàn thờ để thờ cúng ông Quan Công. Trong mắt họ, đây là người có ngữ khí oai hùng, đại diện cho sức mạnh và tinh thần trừ gian diệt ác.
Tại một số ngôi thờ của ông, có nhiều câu đối vang danh ca ngợi tài nghệ và công danh của ông. Tiêu biểu như “Xích diện bỉnh xích tâm, kỵ Xích thố truy phong, trì khu thời, vô vọng Xích đế Thanh đăng quang thanh sử, trượng thanh long yển nguyệt, ẩn vi xứ, bất quý thanh thiên”.
Ở góc độ điêu khắc phong thủy, Quan Công hiện lên gắn liền với hình ảnh chống đao, đọc sách, cầm đao, cưỡi ngựa,…
Quan Công chết như thế nào?
Cả một đời oai hùng lẫm liệt nhưng cái chết của ông Quan Công khiến nhiều người tỏ ra thương xót và tiếc nuối. Sau khi chết, đầu và xác của ông được phân tán và chôn cất ở hai nơi khác nhau. Do vậy, dân gian Trung Quốc thường có câu “Đầu ở Lạc Dương, thân nằm Tương Dương, hồn về cố hương (Sơn Tây)”.
Phần đầu của ông được Tôn Quyền dâng lên cho Tào Tháo. Lúc này, nhiều người ngỡ ngàng với hình tượng kiêu ngạo của ông khi vẫn giữ nguyên tư thế Quan Công mở mắt.
Tào Tháo sau khi nhìn thấy đầu ông đã cho đem chôn tại chốn Lạc Dương. Trong khi đó, phần xác được táng tại ven sông, nơi ông và con trai bị chặt đầu.
Ý nghĩa Quan Công trong phong thủy là gì?
Trong dân gian xưa, Quan Công được biết đến là người luôn bảo vệ con người khỏi những áp bức, bóc lột của kẻ thống trị tàn ác. Ngày nay, rất nhiều gia đình đã tiến hành thờ tượng Quan Công với mong muốn cầu được nhiều điều may mắn, bình an cho bản thân và gia đình.
Theo quan niệm của mọi người, tượng Quan Công phải được đặt ở những nơi cao ráo, có sao xấu chiếu vào. Để Ngài có thể trừ gian diệt ác, tiêu diệt điều không may cho gia chủ thờ cúng. Nhờ đó, dương khí trong nhà luôn thịnh vượng, gia đình được hòa thuận, khỏe mạnh.
Những lưu ý khi thờ Quan Công là gì?
Vị trí đặt Quan Công
Tùy vào quan niệm của mỗi gia đình, tượng hình Quan Công sẽ được đặt ở những nơi khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc đặt tượng ở nơi cao ráo, nơi có sao xấu chiếu đến để kịp thời trừ đi điều gian ác.
Hiện nay hầu hết gia đình, công ty hay văn phòng đều có thói quen đặt tượng Quan Công ở hướng Tây Bắc, mặt hướng ra ngoài để canh chừng những người ra vào.
Một số người còn quan niệm rằng, chỉ cần đặt tượng Quan Công mà không cần thờ cúng vẫn có thể mang lại may mắn và sự an yên.
Ai là người nên thờ 3 ông Quan Công?
Quan Công tuy mang dáng vẻ oai hùng, hung dữ nhưng tâm lại luôn hào hiệp, bảo vệ dân lành và làm điều nghĩa hiệp.
Do đó, theo góc độ phong thủy thì mọi gia đình, cơ quan, công ty hay tổ chức đều nên thờ cúng ông Quan Công. Điều này sẽ giúp loại bỏ những tinh khí xấu gây hại đến tài lộc, sức khỏe và sự may mắn của mọi người.
Ngày vía Quan Công là ngày nào?
Hàng năm, ngày vía Quan Công sẽ được diễn ra vào ngày 24 tháng 6 m lịch. Ở nước ta, lễ Quan Công diễn ra lớn nhất tại Hội An. Đây được xem như một nét đẹp trong tín ngưỡng tôn giáo thu hút được rất nhiều người trong và ngoài địa bàn tham gia.
Cỗ cúng thờ Quan Công
Mâm cỗ cúng Quan Công thường không quá cầu kỳ, được sắm lễ đơn giản tùy theo tấm lòng thành tâm của mỗi gia đình. Thông thường, một mâm cỗ cúng sẽ gồm những lễ vật dưới đây:
3 chén rượu trắng.Trầu cau.Dĩa ngũ quả.Hương đèn.1 bình hoa cúng.Thịt lợn luộc hoặc quay.5 chén cơm trắng.Một số lễ vật là đồ mặn như canh, đồ xào, cá, tôm,…
Câu hỏi thường gặp
Thờ Quan Công không được ăn thịt gì?
Theo quan niệm của dân gian, trong ngày cúng lễ Quan Công cần tránh bày lên mâm cỗ những loại thịt là thịt chó, thịt gà và thịt trâu. Ngày thường, gia chủ thờ cúng có thể ăn uống bình thường mà không cần kiêng cử bất kỳ loại thịt nào.
3 ông Quan Công là ai?
Ngày nay, người ta thường thờ song song 3 ông Quan Công cùng nhau, được sắp xếp gồm ông Quan Công ngồi giữa, phía sau là Quan Bình giữ ấn (trái) và Châu Thương cầm đao Thanh Long (phải).
Trên đây là tổng hợp những thông tin về vấn đề Quan Công là ai. Hy vọng với chia sẻ của Gocbao, bạn đọc sẽ thêm thật nhiều thông tin bổ ích về nhân vật này. Theo dõi Gocbao để cập nhật thêm nhiều những bài viết hấp dẫn khác nhé.