Tại bài số 10 thuộc chương trình Lịch sử lớp 9 chủ đề các nước Tây u đã đề cập đến câu hỏi “Vì sao các nước Tây u có xu hướng liên kết với nhau?“. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Gocbao để tìm hiểu lời giải đáp chi tiết và chính xác nhất nhé.
Tình hình chung các nước Tây u trong và sau chiến tranh Thế giới thứ hai
Trong chiến tranh Thế giới thứ hai
Trong chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1939 đến năm 1945, các nước Tây u hầu hết đều bị phe phát xít đóng chiếm. Đồng thời những cuộc chiến tranh khốc liệt đã tàn phá một cách nghiêm trọng về kinh tế và xã hội của các đất nước thuộc khu vực này.
Pháp: tổng thể nền kinh tế bị suy giảm một cách nghiêm trọng, tổng công nghiệp giảm đến 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước khi xảy ra chiến tranh.I-ta-li-a: nhiều số liệu ghi chép cho thấy nền công nghiệp giảm đến 30%, tổng thể nông nghiệp chỉ đủ cung cấp lương thực cho 1/3 dân số trong nước.Anh: nền kinh tế sau chiến tranh phát triển rất chậm, vị thế ngày càng giảm sút. Đến giữa năm 1945, nước này đã có số nợ lên đến 2 tỷ bảng Anh.
Sau chiến tranh Thế giới thứ hai
Để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, 16 nước Tây u đã bắt tay với Mỹ và nhận viện trợ theo Hiệp định Mác-san. Nền kinh tế lúc này có dấu hiệu phục hồi nhưng lại rơi vào tình trạng lệ thuộc Mỹ. Để thoát khỏi vấn đề này, các nước Tây u dần có dấu hiệu liên kết với cùng nhau để hình thành nên một liên minh độc lập và vững mạnh.
Vì sao các nước Tây u có xu hướng liên kết với nhau?
Các nước Tây u sau khi phục hồi nền kinh tế vào năm 1950 đã dần có dấu hiệu liên kết hợp tác cùng phát triển. Vậy, nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là do đâu?
Câu hỏi trắc nghiệm
Vì sao các nước Tây u có xu hướng liên kết với nhau? Chọn đáp án đúng nhất
A. Hình thành thị trường chung Tây u, dần tiến đến hoạt động thực hiện xóa bỏ hàng rào thuế quan.
B. Phát triển chính sách thống nhất tại nhiều lĩnh vực, từ đó mở rộng phát triển thị trường.
C. Thoát khỏi sự lệ thuộc của Mỹ
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Giải thích chi tiết
Như đã đề cập, trong và sau chiến tranh Thế giới thứ hai, các nước châu u đang có những chuyển biến không thực sự tích cực trong vấn đề kinh tế và chính trị. Để củng cố được vị thế của mình, các nước này có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Nguyên nhân cụ thể như sau:
Các nước Tây u này nằm chung trong một khu vực, do đó họ có những nét tương đồng về nền văn minh và kinh tế. Đặc biệt, từ trước đó đã có sự liên hệ mật thiết cùng nhau.Đứng trước tình hình thực tế, sự hợp tác và liên kết cùng nhau là vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp họ mở rộng thị trường, ổn định phát triển kinh tế, chính trị.Từ sau năm 1950, nền kinh tế của các nước Tây u dần có dấu hiệu phục hồi và phát triển nhanh chóng. Do đó, họ dần muốn trở nên độc lập trong các quyết định về chính trị thay vì lệ thuộc Mỹ như trước đây. Ngoài ra, họ thực hiện liên kết để có thể ổn định cạnh tranh với những quốc gia nằm ngoài khu vực, trong đó có Mỹ.
Quy trình hình thành và phát triển liên kết của các quốc gia Tây u
Sau khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai không lâu, các nước thuộc khu vực Tây u dần có động thái hình thành liên kết phát triển kinh tế. Mở đầu chính là sự ra đời của EEC vào tháng 3 năm 1957. Khối liên kết này có tên gọi cụ thể là Cộng đồng kinh tế châu u với sự tham gia của các quốc gia như Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua,…
Vào tháng 12 năm 1991 tại Hà Lan, hội nghị Ma-xtrích đã diễn ra với hai cột mốc đáng nhớ trong quá trình liên kết khu vực, đó là:
Xây dựng thị trường nội địa châu u với duy nhất một liên minh kinh tế và đơn vị tiền tệ. Ngày 1/1/1999, các quốc gia này đã phát hành đồng tiền chung với tên gọi là EURO.Xây dựng khối liên minh chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại và hướng đến một nhà nước chung châu u.
Ngày 1/1/1944 đổi tên cộng đồng kinh tế châu u thành Liên minh châu u EU. Đến năm 2000, các nước thuộc Liên minh châu u đã đưa ra dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hóa châu u về mặt kinh tế và chính trị.
Bài tập trắc nghiệm về các nước Tây u trong và sau chiến tranh Thế giới thứ hai
Bài tập 1: Kế hoạch Mác-san (1948) còn có tên gọi khác là gì?
A. Kế hoạch khôi phục châu u
B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây u
C. Kế hoạch phục hưng châu u
D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu u
Đáp án: C. Kế hoạch phục hưng châu u
Bài tập 2: Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây u phải làm gì?
A. Tiến hành cải cách nền kinh tế
B. Nhận viện trợ từ Mỹ
C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ
D. Trở lại xâm lược thuộc địa
Đáp án: B. Nhận viện trợ từ Mỹ
Bài tập 3: Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây u phải tuân theo những điều kiện nào do Mỹ đặt ra?
A. Để hàng hóa Mỹ tràn ngập trên thị trường châu u
B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động
C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ
D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mỹ
Đáp án: C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ
Bài tập 4: Các nước Tây u tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì?
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông u
C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam
D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Đáp án: B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông u.
Bài tập 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng lãnh thổ nước Đức?
A. Mỹ, Anh, Pháp, Nhật
B. Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản
C. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp
D. Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh
Đáp án: C. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp
Bài tập 6: Việc các nước Tây u tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu u:
A. ổn định và có điều kiện phát triển
B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước
C. trở nên căng thẳng
D. có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới
Đáp án: C. trở nên căng thẳng
Trên đây là toàn bộ đáp án giải thích cho vấn đề vì sao các nước Tây u có xu hướng liên kết với nhau do Gocbao tổng hợp và phân tích. Hy vọng quý bạn đọc sẽ yêu thích bài viết này và không quên ủng hộ Gocbao bằng cách nhấn like & share bài viết.