HomeSức khỏe10 mức độ thoái hóa đốt sống cổ, bạn đang ở mức...

10 mức độ thoái hóa đốt sống cổ, bạn đang ở mức nào?

Để hiểu tại sao bạn cần quan tâm đến tình trạng của đốt sống cổ, trước tiên, bạn cần biết chức năng của đốt sóng cổ và tầm quan trọng của nó:

Chức năng nâng đỡ: Đốt sống cổ là nơi tiếp giáp giữa đầu với thân, giúp nâng đỡ toàn bộ phần đầu và mặt.

Chức năng vận động: Cấu tạo đốt sống cổ giúp tạo nên những động tác vô cùng linh hoạt cho phần đầu cổ bao gồm: cúi, ngửa, nghiêng trái phải, xoay tròn, ngó trước sau. Các đốt sống cổ hoạt động trơn tru linh hoạt giúp cho cơ thể đảm bảo nhiều chức năng khác như: nghe, nhìn, thăng bặng, biểu cảm…

Tạo cấu trúc để giữ liên lạc giữa các hoạt động của phần đầu và thân mình được thông suốt và hoạt động nhịp nhàng.

Đốt sống có cấu tạo lỗ để tủy sống có thể đi qua. Tủy sống vô cùng quan trọng, nó là đường dẫn truyền tín hiệu từ não xuống và từ tủy sống đi lên. Nếu tủy sống bị tổn thương sẽ gây ra rất nhiều biến cố đối với cơ thể và thậm chí gây liệt hoặc tử vong.

thoái hóa đốt sống cổ

Lỗ liên đốt sóng là nơi để dây thần kinh sống và mạch máu đi qua. Khi đốt sống cổ bị tổn thương hoặc thoái hóa sẽ gây chèn ép khiến vùng cổ bị đau, tê bì, ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trong toàn bọ cơ thể, gây đau nhức chân, tay, vai gáy, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các lỗ mỏm ngang cho cac mạch đốt sống đi qua gồm các mạch lớn cung cấp máu và chất dinh dưỡng  cho hầu hết phần não ở phía sau. Khi các mạch này tắc nghẽn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng  đến việc tuần hoàn máu từ tim đưa lên não và các hoạt động từ não đưa xuống các bộphận ở phần thân.

Với những chức năng vô cùng quan trọng như vậy, bạn cần phải biết bạn có đang bị thoái hóa đốt sống cổ hay không và đang ở cấp độ nào? Sau đây là các biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ các bạn nên chú ý để xử lý kịp thời:

Cấp độ 1: Có cảm giác cứng và đau ở cổ khi bạn ngửa đầu nhìn lên trần nhà.

Cấp độ 2: Cổ bị đau mỏi thường xuyên, đau và cứng lan sang cả vai và lưng.

Cấp độ 3: đầu dễ dàng bị tụt khỏi gối khi đang ngủ, có cảm giác vận động cổ khó, đau, khó chịu ở cổ sau khi tỉnh dậy.

Cấp độ 4: Cảm giác tê liệt cánh tay, đôi khi bị mờ mắt.

Cấp độ 5: Không thể đi lại trên một đường thẳng do dáng đi xiêu vẹo, không còn được ngay ngắn như bình thường, thậm chí thị lực giảm rất tệ, nhìn mọi vật bị mờ.

Cấp độ 6: Hạn chế các hoạt động cổ, vai và cánh tay, thậm chí không thể ngoái cổ sang hai bên với biên độ rộng và không thể cầm bút viết bình thường.

Cấp độ 7: Cánh tay hoạt động không bình thường được như trước, phải dùng thìa thay vì dùng đũa để và và gắp thức ăn.

Cấp độ 8: Không còn sức lực để đi lại.

Cấp độ 9: Các chức năng sinh dục, đại tiểu tiện trở nên khó khăn hơn.

Cấp độ 10: Nằm bất động.

Để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, liệu pháp massage được nhiều người bệnh áp dụng. Bên cạnh thực hiện massage tại các cơ sở massage, vật lý trị liệu…thì sử dụng ghế massage toàn thân hoặc ghế massage cổ vai gáy là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả.

Các ghế massage toàn thân có thể thực hiện nhiều phương pháp massage khác nhau, trong đó Nuad Thai và massage không trọng lực đặt biệt tốt với người bị thoái hóa. 

Ở chế massage không trọng lực, đùi và lưng hợp thành góc 127 độ, giảm thiểu tác động của trọng lực và trọng lượng cơ thể lên hệ xương. Con lăn di chuyển theo hình Sin thuận theo đường cong tự nhiên của cơ thể giúp căn chỉnh nhẹ nhàng từng đốt xương. Trong khi đó bài massage kiểu Thái giúp kéo giãn các đốt sống, người dùng đỡ đau và thoải mái hơn.

Đốt sống cổ có thể coi là là một trong những vị trí quan trọng nhất của cơ thể với những chức năng bệnh học thần kinh, cơ xương khớp, hệ tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết…Vì vậy, hãy thực hiện các liệu pháp massage khu vực này thường xuyên để ngăn ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee