HomeMẹ và BéTrẻ mấy tuổi thì tẩy giun

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun

Các bác sĩ chuyên khoa khi khuyên rằng trẻ trên 2 tuổi cha mẹ nên tiến hành tẩy giun. Nhưng với 1 số trường hợp đặc biệt, trẻ 1 tuổi cũng có thể được tẩy giun nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để sớm xác định trẻ có bị nhiễm giun hay không, nhiễm loại giun nào để các bác sĩ đưa ra biện pháp phòng ngừa điều trị phù hợp.

trẻ mấy tuổi thì tẩy giun

Những lý do nên tẩy giun sớm cho trẻ

Theo thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa nhi trung ương hiện đã có thuốc tẩy giun kim cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Trước kia, thuốc tẩy giun quy định chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Hiện tại, có thuốc tẩy giun kim dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên là Pyrantel. Hiện nay, thuốc tẩy giun cũng không giống như trước đây, thuốc không gây mệt mỏi, chỉ diệt giun ở ống tiêu hóa và thấm vào máu vô cùng ít.

trẻ đau bụng do bị nhiễm giun

Nhiều trẻ em sống ở thành phố, nhà cao tầng sạch sẽ, điều kiện vệ sinh tốt, hầu như ít bị nhiễm giun. Cho nên, việc tẩy giun 6 tháng/lần có thể chỉ áp dụng cho những bé hay tiếp xúc với đất cát, điều kiện vệ sinh kém. Tiến hành tẩy giun với những bé khi ị ra giun, vạch hậu môn trẻ thấy có giun kim hoặc đi khám bác sĩ bị nghi ngờ nhiễm giun, xét nghiệm phát hiện giun trong phân.

Khi trẻ bị nhiễm giun sẽ hay rối loạn tiêu hóa, đau bụng vặt, buồn nôn. Có một số trẻ bị nhiễm giun nặng thì suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nếu nhiễm giun tóc, giun móc sẽ gây thiếu máu. Những bé bị thiếu máu thường kém ăn, da xanh xao. Nếu thiếu máu nặng quá gây mệt mỏi, đi học thiếu tập trung, trí nhớ giảm, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh.

Tẩy giun đúng cách cho trẻ

Khi trẻ đã 2 tuổi trở lên, cha mẹ cần tiến hành tẩy giun cho con. Để xác định xem trẻ có nhiễm giun hay không, nhiễm loại giun nào, các bác sĩ cần khám, xét nghiệm phân.

Thông thường trẻ em 2 tuổi, được khuyên rằng có thể tẩy giun như người lớn, tức 6 tháng/lần. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ khi nào trẻ được 2 tuổi là bắt buộc phải tẩy giun và cũng bắt buộc phải xét nghiệm phân trước khi tẩy giun cho trẻ.

Việc tẩy giun chỉ nên được tiến hành khi trẻ có các yếu tố nguy cơ hoặc các dấu hiệu nghi ngờ là nhiễm giun.

Những tác hại của việc bị nhiễm giun

Về yếu tố nguy cơ có thể là do việc bé đi nhà trẻ. Trẻ ở tuổi  mầm non thường rất dễ mắc giun kim. Một trẻ bị mắc giun kim khi bò hoặc ngồi chơi dưới đất, trứng giun kim sẽ rơi ra đất rồi theo tay hoặc đồ chơi vào miệng. Như vậy, trẻ dễ làm lây sang nhau.

Trẻ ăn uống kém, hoặc có trường hợp vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân, hay đau bụng vặt. Trẻ có nhiều giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy. Một số trẻ có thể bị đi tướt. Khi có quá nhiều giun, có thể thấy nôn hoặc đi ngoài ra giun.

Trẻ bị nhiễm giun còn có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh xao, kém ngủ, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý. Nếu bị nhiễm giun kim bé có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ, bé gái có thể bị viêm âm đạo.

Biện pháp tẩy giun hiệu quả

Để tẩy giun đạt  hiệu quả nhất cho trẻ, các bác sĩ khuyên rằng nên tẩy giun hàng loạt, tức là cả nhà trẻ nơi bé đi học, hoặc là cả phường, thôn xã, trong gia đình nên được tẩy giun cùng lúc. Việc tẩy giun hàng loạt sẽ giúp trẻ tránh được các nguy cơ tái nhiễm giun và có hiệu quả hơn việc chỉ tẩy giun cho mình bé.

tiếp xúc đất cát gây nguy cơ cao khiến trẻ bị nhiễm giun

Để tránh trẻ bị nhiễm giun, cha mẹ nên chú ý môi trường sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với đất cát, không để trẻ mút hay ngậm tay. Lưu ý nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi

Trong những ngày Tết, có nhiều món ăn dùng đến tay như kẹo bánh, thường trẻ sẽ thích và ăn nhiều. cha mẹ nên để ý chất lượng đồ ăn trước khi cho trẻ ăn nhé.

 

 

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee