Nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày, vì trong suốt quá trình sống của con người đều cần phải tắm nắng để bổ sung vitamin D từ người lớn cho đến trẻ em chúng ta đều cần tắm nắng mỗi ngày. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi:”Tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi?” thì câu trả lời sẽ là: “trẻ bao nhiêu tháng tuổi, năm tuổi đi nữa đều cần phải tắm nắng” và các để tắm nắng cho trẻ như nào mới hợp lý thì các mẹ có thể xem chi tiết dưới đây.
Nội Dung Chính
Vì sao các mẹ lại có suy nghĩ không muốn cho con ra ngoài ánh nắng?
Với xã hội yêu thích cái đẹp mà ở đây là làn da trắng, nên hầu hết bà mẹ đều không muốn con mình ra ngoài trời nắng, nhưng không biết là chính vì thế mà trẻ sẽ yếu đi, sức đề kháng kém dễ dẫn tới bệnh tật.
Các bà mẹ trẻ thường bao bọc con quá kỹ, không cho con ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sợ làm tổn thương đến làn da non nớt của trẻ. Tuy vậy, điều đó lại vô tình làm hại con bởi những tia nắng có khả năng giúp trẻ tự tổng hợp vitamin D, giúp cho xương và răng của bé chắc khỏe, phát triển ổn định.
Các mẹ có biết, có đến 80% vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, 20% còn lại tổng hợp từ nguồn thực phẩm và sữa mẹ, vậy nên tắm nắng cho trẻ là điều cần thiết để hỗ trợ một cách tốt nhất cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.
Nên tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi?
Các mẹ nên biết trong suốt quá trình sống, cơ thể chúng ta luôn cần có Vitamin D, vì vậy mà không có một cơ sở nào cho thấy việc tắm nắng ở trẻ lại có giới hạn về mặt thời gian. Nếu như có thể tắm nắng cho bé thường xuyên mỗi ngày, đó là môt việc rất tốt mà bạn nên làm. Khi trẻ đã đến tuổi có thể tự đi lại, chạy nhảy rồi, bạn sẽ không còn vất vả bế trẻ đi tắm nắng nữa, việc đó tự bé có thể thực hiện được.
Khi trẻ được 4-5 tuổi, các mẹ sẽ đưa đi con đi nhà trẻ. Tại đây hầu hết các cô giáo đều hiểu và biết cách sắp xếp thời gian buổi sáng hoặc buổi chiều để cho trẻ tự tắm nắng nên các mẹ không cần phải lo lắng vấn đề này đối với những trẻ đã vào học lớp mẫu giáo đâu nhé.
Nên tắm nắng cho trẻ như thế nào cho an toàn và hiệu quả
Theo các chuyên gia y tế, để đảm bảo sức khỏe cho bé và làn da yếu ớt của trẻ không bị tổn hại, các mẹ nên tắm nắng cho bé từ khoảng trước 8 giờ sáng và từ sau 17 giờ chiều, mỗi lần từ 15 – 30 phút. Trẻ sau khi sinh được 10 ngày các mẹ đã có thề cho trẻ tắm nắng, lưu ý, các mẹ cần bế trẻ ra bóng râm để trẻ thích nghi dần dần với nhiệt độ đã. Những ngày đầu, mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh khoảng vài phút, sau đó tăng dần lên 5 phút, 10 phút và tối đa là 30 phút. Thời điểm này, ánh nắng mặt trời dịu nhẹ, không còn quá gắt nên không làm bé khó chịu và gây tổn hại đến làn da còn mỏng manh của trẻ. Mùa Đông, đối với những ngày có nắng, mẹ có thể cho trẻ tắm nắng từ sau khoảng 3 giờ chiều.
Tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian của bố mẹ, nhưng chúng ta nên bỏ chút thời gian để làm việc đó đến khi trẻ có thể tự mình làm việc đó. Khi tắm nắng, các mẹ nhớ để lộ phần da thịt của bé ra ngoài để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp mới có hiệu quả.
Các mẹ nên choho trẻ mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau.
Khi bé đã quen dần thì những ngày tiếp theo các mẹ cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày, nhưng tối đa chỉ nên tắm nắng 30 phút.
Chọn địa điểm
- Cạnh cửa sổ kính, hiên nhà, sân vườn,…hoặc cho bé ngồi trong xe đẩy và đi dạo như bình thường.
- Tránh những nơi gió lùa mạnh và những nơi bụi bặm, ô nhiễm.
Chọn tư thế
- Cho trẻ nằm hoặc ngồi tựa trên ghế, khoảng vài phút thì lật người bé lại một chút để lộ phần lưng phía sau.
- Hoặc có thể bế bé trong lúc đi dạo.
Chọn đồ cho trẻ
- Để em bé mặc quần áo mỏng, mát mẻ, thấm mồ hôi tốt.
- Cho bé đội mũ rộng vành và đeo kính râm khi tắm nắng.
Lưu ý: Sau khi tắm nắng cho bé bạn nên cho bé uống nước trái cây hoặc bú sữa mẹ luôn để bù đắp lại lượng nước đã mất. Ngoài ra, cũng có thể lau khô mồ hôi hoặc lau mát người cho bé để bé được mát mẻ hơn.
Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè
Vào mùa hè, trời nắng sớm, mặt trời chói chang, gay gắt, bạn nên tranh thủ cho bé tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ và nắng nóng khiến bé bị nóng, khó chịu. Thời gian lý tưởng cho bé tắm nắng vào mùa hè là khoảng từ 6 – 7 giờ sáng.
Bạn cũng nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, bạn nên hạn chế cho bé tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi bé yêu bị đổ mồ hôi quá nhiều.
Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông
Mùa đông, trời lạnh nên bạn thường hạn chế cho bé yêu ra ngoài vì sợ bé sẽ bị cảm lạnh, viêm hô hấp… Ngoài ra, việc bé mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiến làn da của trẻ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hệ quả là bé có nguy cơ thiếu vitamin D trong mùa đông.
Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, bạn nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm nắng, thường là khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, bạn không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe.
Khi cho bé tắm nắng, bạn nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng nhưng không có gió lùa. Ngoài ra, bạn lưu ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé yêu.
Những điều cần nhớ khi tắm nắng cho trẻ
- Nên che phần đầu và để hở nhiều da thịt khi tắm nắng
- Vào những ngày gió lớn không nên đưa trẻ ra ngoài, chọn một góc kín gió mà vẫn có nắng để tắm nắng cho trẻ.
- Để ánh nắng tiếp xúc với da nhưng nên che phần đầu lại, không để nắng dọi thẳng vào đầu, mắt và khuôn mặt của trẻ.
- Với những trẻ sơ sinh, nên tắm nắng ở trong phòng. Nhớ là cần mở toang cửa sổ để đón nắng, tắm qua cửa kính không có tác dụng.
- Vào những ngày giao mùa tránh đưa bé đi tắm nắng để phòng trúng gió.
- Khi bé có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, không được phép đưa bé ra ngoài tắm nắng.
- Sau khi tắm nắng xong, mẹ nên cho bé uống nhiều nước và lau mồ hôi sạch sẽ, nếu thời tiết nắng đẹp, hãy tắm cho bé ngay sau đó 10 phút.
- Mặc đồ nhỏ gọn, hở nhiều da khi đưa bé đi tắm nắng.
- Tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi cũng đều được hết, miễn là bố mẹ có nhiều thời gian để sẵn sàng đưa con đi.
- Những ngày lạnh, tốt nhất mẹ nên tắm nắng cho con vào buổi chiều từ 3-5 giờ, vì buổi sáng không khí sẽ lạnh hơn, khiến trẻ gặp phải những vấn đề về hô hấp.
- Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mặt và mắt trẻ, tránh để tia cực tím gây ảnh hưởng đến thị giác và hệ thần kinh
- Trường hợp trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, nội tiết như: basedow, eczema, hecpet, phải dùng kháng sinh nhóm quinolon, tuyệt đối không được tắm nắng.
- Khi tắm nắng cần mặc ít quần áo, để lộ da càng nhiều càng tốt, lau mồ hôi sau khi tắm và cho trẻ uống một ít nước. Vào những ngày trời oi nóng, mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng.
- Chọn nơi sạch sẽ, ít bụi bẩn, ít tiếng ồn, thoáng đãng, nhiều ánh nắng để tắm nắng cho trẻ.
- Mẹ nên tắm nắng cùng với con để trẻ có thể cảm nhận được sự gần gũi và tình yêu thương của bạn.Trong khi tắm nắng, mẹ nên trò chuyện, nựng nịu trẻ để trẻ cảm thấy tắm nắng là một việc thích thú.
Những lợi ích từ việc tắm nắng mang lại cho trẻ sơ sinh
Bạn mới sinh con và nhận được nhiều lời khuyên nên cho bé tắm nắng? Đây thật sự là lời khuyên đúng đắn. Tắm nắng giúp trẻ hấp thu được nguồn ánh nắng mặt trời , sản sinh đủ vitamin D , nên hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng vàng da sơ sinh. Ngoài ra, việc tắm nắng cho trẻ còn giúp chữa chứng hăm tã vì ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn.
Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, sự thiếu hụt vitamin D đột ngột còn có thể gây ra chứng còi xương, dẫn đến các dị tật về xương (nhất là ở chân).
Vào những năm 1940 – 1970, tỷ lệ ung thư da bắt đầu tăng cao khiến nhiều nhà khoa học lên tiếng cảnh báo về những tác động tiêu cực của ánh nắng đối với da. Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người thay vì tắm nắng để cơ thể có thể hấp thu được vitamin D từ ánh sáng mặt trời thì hãy bổ sung loại vitamin này từ chế độ ăn hàng ngày. Để điều trị chứng vàng da ở trẻ sơ sinh, các cơ sở y tế áp dụng phương pháp chiếu đèn mà không khuyến khích bố mẹ cho trẻ tắm nắng.
Sau này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng 30 phút mỗi tuần giúp trẻ có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày cũng giúp ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ.