Tổ chức Y tế thế giới WHO chọn ngày 31/5 hàng năm là ngày Thế giới không thuốc lá và khuyến khích khoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu.
Năm 1825, lần đầu tiên nhà hoá học Thụy sĩ Picoto tìm ra chất nicotin có trong khói thuốc lá. Nó có thể khiến người hút thuốc lá nghiện và bị nhiễm độc mãn tính chuyển sang nhiễm độc cấp tính.
Năm 1954, các nhà khoa học đã tìm ra chất benzen trong khói thuốc lá có thể gây ra bệnh ung thư.
Năm 1974, các nhà khoa học lại tìm ra chất crizen và hợp chất của metyl với hàm lượng khá cao trong khói thuốc lá, gấp 5 lần chất benzen. Nó khiến động vật nhiễm phải đều mắc bệnh ung thư với tỷ lệ 100%.
Năm 1977 các nhà khoa học lại tìm ra chất metyl hiđrazin gây bệnh ung thư, mỗi điếu thuốc lá chứa 0,15 miligam hoá chất này. Vì vậy những người hút nhiều thuốc lá dễ bị ung thư phổi, ung thư gan, …
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập Ngày Thế giới không thuốc lá vào năm 1987. Bỏ thuốc lá đã trở thành một phong trào rộng rãi trên thế giới. Ðể thúc đẩy phong trào bỏ thuốc lá, thế giới đã chọn ngày 31/5 hàng năm làm “Ngày thế giới không hút thuốc lá”.
Mục đích xa hơn của ngày này là gây sự chú ý của cộng đồng đến tác hại của thuốc lá đối với người hút chủ động cũng như bị động, mà hàng năm cướp đi sinh mạng của 5,4 triệu người trên toàn cầu.
Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Vì vậy, tóm tắt lịch sử ý nghĩa ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 nêu bật những nguy cơ sức khỏe liên quan đến sử dụng thuốc lá và ủng hộ các chính sách hiệu quả để giảm sử dụng thuốc lá. Đồng thời các điều luật về “Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá” đã ra đời nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của thuốc lá đối với cộng đồng.