Giới trẻ thường có câu cửa miệng mỗi khi có người khác xen vào chuyện gì đó hoặc xen vào chính câu chuyện của bản thân mình là “ sân si”. Thế nhưng không phải ai cũng biết sân si nghĩa là gì? Ý nghĩa thực sự ra sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về ý nghĩa thực sự của sân si, ý nghĩa tham sân si trong cuộc sống và Phật Giáo.
Sân si là gì ?
Trước hết chúng ta hiểu “ sân”: là sự tức giận, nóng nảy, thù hận, căm ghét khi không vừa lòng, không được thỏa mãn như những gì mà người đó muốn. Một người dễ nổi nóng khi bị xúc phạm, coi thường, từ đó hành động luôn hướng đến những chuyện trái đạo lí. Sau cơn giận sẽ tìm người gây chuyện để kiếm chuyện, thậm chí có trường hợp tìm để trả thù.
Còn “si” thì sao? “si” ở đây là ngu tối, mê muội, si mê. Đây là từ chuyên dùng để chỉ những người hoặc vấn đề một cách vô thức, làm theo cảm tính, không bao giờ suy xét phân biệt đúng sai, phải trái, làm ra những hành động có hại cho bản thân và người xung quanh. Tư duy của họ rất chậm, bảo thủ, lạc hậu và thường khó để có thể thuyết phục được.
Ý nghĩa của tham sân si trong cuộc sống và trong Phật giáo
Trước hết mỗi người chúng ta cần hiểu rằng: tham là nhu cầu. Tuy nhiên có nhu cầu tốt có nhu cầu không tốt.Đây là nhu cầu để đáp ứng những ham muốn của bản thân mà bất chấp đến những gì xung quanh.
Tham sân si có thể chia thành các dạng như sau
• Tham tài vật • Tham sắc d..u..c • Tham danh vọng
Trong mỗi con người luôn tồn tại 2 phần : CON – NGƯỜI. Tại sao lại nói như vậy? Phần CON chính là phẩn bản năng của chúng ta. Bản năng sinh tồn, tự vệ, kiếm thức ăn….Phần NGƯỜI chính là phần trí tuệ, phần suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mỗi người chúng ta. Cuộc sống của chúng ta vốn dĩ rất khó khăn, nhưng nếu chúng ta có một trái tim đủ lớn, đủ tha thứ, bao dung chúng ta có thể ôm hết những thử thách kia và vượt qua nó.
Nhưng chúng ta quên rằng cuộc đời tập hợp rất nhiều điều như ý muốn và nhiều điều không như ý muốn. Có những chuyện sẽ xảy ra theo ý mình nhưng có nhiều thứ không thể nào theo mong muốn của mình được. Tham, sân, si chính là cách mà chúng ta dành để cân bằng mọi thứ. Khi bạn quá tham lam, có thể bạn sẽ không có gì, nhưng nếu bạn không tham, không sân, không si bạn làm sao có thể cố gắng được để làm việc, để giành lấy những điều bạn mong muốn
Tất cả chúng ta đều mong đi ra khỏi tham sân si, luôn được quan tâm , Phật giáo cũng khích lệ chúng ta thực hiện để được an yên trong tâm tưởng, ý chí và hành động. Nếu con người hoàn toàn có thể thoát khỏi và cân bằng nó, chúng ta sẽ sống với trách nhiệm, ôn hòa, và luôn thoải mái trong suy nghĩ, tâm tưởng. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích mà bạn cần và theo dõi. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm những thông tin khác mới mẻ hơn nhé.