HomeGiải đápGateway là gì? 5 chức năng của Gateway là gì?

Gateway là gì? 5 chức năng của Gateway là gì?

Gateway là một thuật ngữ chuyên ngành trong viễn thông và công nghệ thông tin. Hiện nay Gateway đang được sử dụng khá rộng rãi trên thị trường vì lợi ích mà nó mang lại. Vậy Gateway là gì? 5 chức năng của Gateway là gì? Hãy cùng Gocbao tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Gateway là gì?

Gateway là gì?

Gateway được hiểu là một cửa ngõ. Gateway là một phần trong phần cứng mạng sử dụng trong ngành viễn thông. Nó cho phép dòng dữ liệu chạy từ mạng này sang một mạng riêng biệt khác.

Bạn cũng có thể hiểu Gateway là gì theo cách sau. Gateway còn được gọi là một nút mạng được sử dụng trong viễn thông. Mục đích của nó là kết nối hai mạng có giao thức truyền thông khác nhau có thể giao tiếp được với nhau.

Vai trò của Gateway là xử lý đầu vào và ra của mạng vì tất cả dữ liệu phải đi qua hoặc giao tiếp với Gateway trước khi định tuyến. Ở hầu hết các mạng IP, lưu lượng duy nhất không đi qua cổng Gateway là lưu lượng truyền giữa các nút trên cùng một phân đoạn mạng cục bộ (LAN).

Gateway là gì?

Hiện nay Gateway được sử dụng khá phổ biến. Gateway được sử dụng ở cá nhân hoặc trong một doanh nghiệp lớn. Khi bạn muốn đơn giản hóa việc kết nối mạng internet đến một thiết bị nào đó, bạn có thể sử dụng Gateway.

Ngoài ra, trong một doanh nghiệp, Gateway còn có thể hoạt động như một tường lửa hay một máy chủ.

Đến đây, chắc hắn bạn cũng đã phần nào hiểu được Gateway là gì rồi đúng không nào? Hãy cùng Gocbao tìm hiểu tiếp theo các câu hỏi liên quan đến Gateway là gì để hiểu rõ hơn về thuật ngữ nhé!

Phân loại Gateway

Hiện nay Gateway được phân ra thành rất nhiều loại. Mỗi loại có mỗi định dạng khác nhau và đảm nhiệm nhiệm vụ nhất định.

Gateway có thể phân thành những loại sau:

Web application firewalls

Đây còn gọi là tường lửa web. Đây là loại dùng để lọc lưu lượng truy cập đến và từ máy chủ web. Ngoài ra, nó còn dùng để xem xét dữ liệu của lớp ứng dụng.

Cloud storage Gateways

Loại này còn được gọi là cổng lưu trữ đám mây. Đây là loại dùng để dịch các yêu cầu lưu trữ với các lệnh gọi API dịch vụ lưu trữ đám mây khác nhau. Cổng lưu trữ đám mây cho phép các tổ chức tích hợp lưu trữ từ private cloud (riêng tư) vào các ứng dụng mà không cần phải di chuyển vào public cloud (công khai).

API, SOA hay XML Gateways

Đây là những cổng dùng để quản lý lưu lượng truy cập vào và ra khỏi dịch vụ hay ứng dụng. Đây là dịch vụ website dựa trên nền tảng XML.

IoT Gateways

Đây còn gọi là cổng IoT. Đây là loại dùng để tổng hợp dữ liệu từ các thiết bị cấp hiện trường (cảm biến,..) trong môi trường IoT. Nó còn dùng để chuyển đổi giữa các giao thức cảm biến và xử lý dữ liệu cảm biến trước khi được gửi đi.

Ngoài ra, cổng IoT còn có thể cung cấp các dịch vụ ngoại tuyến và có khả năng kiểm soát thời gian thực của thiết bị IoT.

Media Gateways

Media Gateways còn gọi là cổng đa phương tiện. Cổng này dùng để chuyển đổi dữ liệu từ định dạng của một loại mạng sang định dạng cho một loại mạng khác.

Media Gateways còn cho phép liên lạc qua các gói mạng bằng các giao thức khác nhau như kỹ thuật truyền không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode) hay giao thức internet IP (Internet Protocol).

Gateway là gì?

Email security Gateways

Đây còn được gọi là cổng bảo mật email. Cổng này dùng để ngăn chặn việc truyền các email vi phạm chính sách của công ty. Hoặc ngăn chặn việc chuyển thông tin với mục đích xấu.

VoIP trunk Gateways

Cổng này có chức năng tạo ra sự thuận lợi cho việc sử dụng các thiết bị dịch vụ điện thoại cũ đơn thuần. Chẳng hạn như điện thoại cố định và máy fax, với mạng thoại qua IP (VoIP).

5 chức năng của Gateway là gì?

Sau khi đã hiểu về khái niệm Gateway là gì, thì chức năng của Gateway là gì luôn là thắc mắc được quan tâm nhất. Gateway có 5 chức năng chính. Hãy cùng Gocbao tìm hiểu kĩ 5 chức năng chính của Gateway là gì nhé!

Gateway dùng để chuyển đổi địa chỉ kênh thông tin

Trong chức năng này, Gateway sẽ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp một cách chính xác địa chỉ IP cho các kênh truyền và nhận dữ liệu.

Gateway dùng để chuyển đổi luồng

Gateway giữ chức năng chuyển đổi luồng thông tin. Nó bao gồm việc chuyển đổi mã hóa và triệt tiếng vọng.

Gateway dùng để dịch mã hóa

Với chức năng này, Gateway giúp cho người dùng có thể định tuyến các luồng thông tin của mạng IP nội bộ và mạng chuyển mạch kênh.

Chức năng quản lý

Đối với chức năng này, Gateway sẽ quản lý toàn bộ các thông tin trong nội bộ của một doanh nghiệp trước khi được truyền sang một thiết bị khác. Gate còn được dùng để giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.

Chức năng ghi bản tin sử dụng

Gateway có chức năng xác định và ghi lại toàn bộ các báo cáo về các sự kiện. Mà những sự kiện đó có thể làm ảnh hưởng tới an toàn an ninh mạng của toàn hệ thống.

Gateway là gì?

Đây là thông tin về 5 chức năng của Gateway là gì. Hãy cùng tìm hiểu cách mà Gateway hoạt động ở mục sau bạn nhé!

Cách Gateway hoạt động như thế nào?

Gateway được ra đời để giải quyết vấn đề kết nối không giới hạn với các thiết bị khác. Gateway có luôn cả những đặc trưng của router lẫn modem.

Gateway sẽ hoạt động song song với mạng đang dùng. Bên cạnh đó, Gateway quản lý tất cả các dữ liệu được chuyển hướng đến nội bộ hoặc chuyển hướng từ bên ngoài mạng đó.

Khi người sử dụng muốn 2 mạng giao tiếp được với nhau thì dữ liệu sẽ được chuyển đến Gateway. Sau đó, chúng sẽ tiếp nhận thông qua đường truyền hiệu quả nhất. Thêm vào đó, một Gateway cũng sẽ lưu trữ thông tin bảo mật cho mình. Đó là về đường dẫn nội bộ của mạng chủ và đường dẫn của mạng bổ sung gặp phải ngẫu nhiên.

Gateway về cơ bản là một bộ chuyển đổi giao thức. Chúng tạo ra điều kiện tương thích nhất giữa hai giao thức. Khi đó chúng có thể chọn lớp để hoạt động theo mô hình kết nối hệ thống mở (OSI).

Gateway là gì?

Phân biệt Router và Gateway?

Router là gì?

Router được biết đến là một thiết bị mạng có lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router dùng để kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau.

Các máy tính trên mạng phải biết và nhận thức được sự tham gia của một router. Tuy nhiên đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.

Router có khả năng kết nối với các loại mạng khác lại cùng nhau. Từ những Ethernet cục bộ có tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm. Đây chính là ưu điểm của router.

Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức. Có nghĩa là khi một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ gây ra sự khác biệt với cách nó giao tiếp với một router khác. Những loại router thương mại đều có thể xử lí được nhiều loại giao thức. Tuy nhiên, sẽ có chi phí phụ thu cho mỗi giao thức.

Gateway là gì?

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu hai khái niệm Router và Gateway là gì. Thì hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa Router và Gateway là gì bạn nhé!

Sự khác nhau giữa Router và Gateway là gì?

Trong thực tế Gateway và Router đều được sử dụng trong việc điều chỉnh lưu lượng giữa hai hoặc nhiều mạng riêng biệt. Tuy nhiên, sự khác nhau về cơ bản đó là Router được sử dụng cho hai loại mạng giống nhau. Còn đối với Gateway được sử dụng cho sự tham gia của hai mạng hoàn toàn khác nhau.

Trong khi một Router có thể được coi là một Gateway thì một Gateway hoàn toàn không phải lúc nào cũng được coi là một Router. Router được sử dụng trong các kết nối phổ biến nhất hiện nay. Đó là trong kết nối mạng gia đình hoặc mạng doanh nghiệp với mạng internet.

Router được hoạt động trên lớp 3 và lớp 4 của mô hình OSI và chỉ được tổ chức trên các ứng dụng chuyên dụng. Còn Gateway thì được hoạt động ở lớp 5 của mô hình OSI và được tổ chức trên các ứng dụng chuyên dụng, máy chủ vật lý hoặc ứng dụng ảo.

Gateway là gì?

Nguyên lý hoạt động của Router là cài đặt chi tiết định tuyến cho nhiều mạng và định tuyến lưu lượng dựa trên địa chỉ đích. Còn nguyên lí hoạt động của Gateway là phân biệt đâu là bên trong mạng và đâu là bên ngoài mạng.

Các tính năng bổ sung được cung cấp bởi Router là mạng không dây, định tuyến tĩnh, NAT, DHCP server,… Còn với Gateway là kiểm soát truy cập mạng, chuyển đổi giao thức,…

Một số bộ Gateway bán chạy nhất hiện nay

Sau đây là một số bộ Gateway bán chạy nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Gateway 2 cổng Grandstream HT812

Hay còn gọi là Card cho các tổng đài IP. HT814 là 4 cổng adapter điện thoại analog (ATA). Chúng cho phép bạn sử dụng đến hai điện thoại hoặc các thiết bị fax analog trên một mạng IP hoặc VoIP.

Thiết bị này hỗ trợ cho các tính năng điện thoại cao cấp. Nó bao gồm cả chuyển cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi, chờ cuộc gọi, không làm phiền, tin nhắn chờ đợi chỉ dẫn, nhắc nhở đa ngôn ngữ, quay số chạm tông màu.

Bộ IoT Gateway CC716 SIMATIC Cloud Connect 7 6GK1411-5AC00

Đây là thiết bị được hãng SIEMENS sản xuất và phát triển mang thương hiệu SIMATIC thuộc dòng Cloud Connect. Thiết bị này đang được phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

Thiết bị này cho phép đọc dữ liệu dễ dàng và đáng tin cậy từ các thiết bị S7 và truyền dữ liệu này qua giao thức MQTT được chuẩn hóa sang nhiều nền tảng đám mây khác nhau.

Dinstar DAG3000-128S/O

Đây là thiết bị hoàn toàn mới dành cho các doanh nghiệp lớn. Đây có thể là Gateway mạnh mẽ nhất thời điểm hiện tại với khả năng hỗ trợ lên đến 128 cổng FXS/FXO.

Bộ trung tâm nhà thông minh Gateway Zigbee QCTGW001

Thiết bị Gateway này giúp kết nối và quản lý các cảm biến mở cửa, cảm biến chuyển động, cảm biến nhiệt,… Đây là thiết bị có phần mềm được sử dụng bằng tiếng Việt. Nó còn dễ dàng kết nối trực tiếp với router thông qua dây Lan nên cực kỳ ổn định.

Gateway là gì?

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Gateway là gì. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu được Gateway là gì. Hãy theo dõi Gocbao mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hay nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee