HomeLà aiPhạm Huy Thông là ai? Tiểu sử chi tiết Phạm Huy Thông

Phạm Huy Thông là ai? Tiểu sử chi tiết Phạm Huy Thông

Phạm Huy Thông ông là hiện thân của chất nhân văn, sự lịch lãm được kết tinh giữa Hà Nội với Paris hoa lệ. Cùng Gocbao tìm hiểu Phạm Huy Thông là ai và sự nghiệp của ông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Phạm Huy Thông là ai?

Phạm Huy Thông là Giáo sư, Viện sỹ trường đại học Sư phạm Hà Nội. Phạm Huy Thông cũng là một người hoạt động quốc tế xuất sắc. Lúc sinh thời ông từng tham dự nhiều hội nghị quốc tế về khảo cổ học, trình bày nhiều chuyên đề khảo cổ học Việt Nam ở Pháp, Úc, Mỹ, Nhật.

Phạm Huy Thông là ai

Phạm Huy Thông còn là người được bạn bè quốc tế quý trọng. Phạm Huy Thông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa dân chủ Đức. Đồng thời ông là sáng lập viên của tổ chức quốc tế về giáo dục và Ủy viên Hội đồng Hòa bình Thế giới trong nhiều năm.

Tiểu sử Phạm Huy Thông

Giáo sư Phạm Huy Thông sinh năm bao nhiêu?

Giáo sư Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 trong một gia đình Nho học. Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão. Và ông cũng là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu.

Phạm Huy Thông quê ở đâu?

Phạm Huy Thông quê ở làng Đào Xá xã Bãi Sậy huyện n Thi. Quê hương ông là vùng đất nổi tiếng với nhiều truyền thuyết dân gian và những chiếu chèo sân đình rộn rã một thời. Khi đất nước cần, ông sẵn sàng từ bỏ mọi giàu sang, danh vọng, chức tước,… đầy hứa hẹn nơi xứ người để trở về Tổ quốc làm những công việc thầm lặng của một nhà khoa học.

Phạm Huy Thông là ai

Phạm Huy Thông mất năm bao nhiêu?

Phạm Huy Thông mất ngày 23/6/1988 tại Hà Nội. Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương).

Cha Phạm Huy Thông là ai?

Cha Phạm Huy Thông là nhà tư sản Phạm Chân Hưng. Ông là chủ hiệu vàng Chân Hưng là (quê gốc Hưng Yên), người giàu có tiếng ở phố Hàng Bạc trước Cách mạng Tháng Tám.

Đồng thời là chủ tờ báo Nông – Công – Thương, chủ tịch khu Đông Kinh Nghĩa Thục (bao gồm phố Hàng Bạc và nhiều khu phố lân cận). Và là chủ tịch Tuần lễ vàng đầu tháng 9-1945 do Hồ Chí Minh phát động.

Cái chết của giáo sư Phạm Huy Thông có gì đặc biệt?

Cuộc đời của con người độc hành ấy đột ngột dừng lại với cái chết bí ẩn ở tuổi 72 trong sự sửng sốt và tiếc thương vô hạn của bạn bè, đồng nghiệp và học trò.

Sự nghiệp của Phạm Huy Thông

Truyền thống quê hương và nề nếp gia đình đã sớm tạo ra cho Phạm Huy Thông một nền tảng căn bản và vững chắc. Năm 17 tuổi Phạm Huy Thông đỗ tú tài, 20 tuổi đỗ cử nhân Luật. Từ năm 1937 đến năm 1945 ông du học ở Pháp.

Phạm Huy Thông là ai

Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ Luật khoa, ông làm tiếp luận án thạc sĩ Sử học và học thêm một số ngoại ngữ như Trung văn, Nhật, Đức,… Khi trở về nước, giáo sư Phạm Huy Thông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền khoa học Việt Nam.

Năm 30 tuổi, Phạm Huy Thông đã được nhận học hàm Giáo sư. Hơn 40 năm hoạt động, Giáo sư Phạm Huy Thông đã giữ nhiều trọng trách như: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam); Viện trưởng Viện Khảo cổ học; Quyền Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phạm Huy Thông là ai

Sự nghiệp thơ ông để lại cho nền văn học Việt Nam như:

Tiếng địch sông Ô (1936)Con voi giàAnh-Nga (1936)Tiếng sóng (1934)Yêu – đương (1934)

Trên đây là những thông tin liên quan đến Phạm Huy Thông là ai do Gocbao đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về nhà thơ nhé. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Gocbao để cập nhật những thông tin mới nhất hàng ngày!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee