Giai đoạn ăn dặm của trẻ là thời điểm có vai trò vô cùng chủ chốt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này, bởi lẽ bước đệm đầu đời mà không vững chắc thì về sau cũng không thể nào vững vàng được. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng, được khá nhiều mẹ quan tâm trong thời gian gần đây.
Nội Dung Chính
Thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng gồm những gì?
Trước khi tìm hiểu về thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng các mẹ nên hiểu “dinh dưỡng” là gì? là những chất chúng ta hấp thụ vào cơ thể qua việc ăn uống, giai đoạn đầu đời của trẻ là khoảng thời gian trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau mỗi ngày để các bộ phận trên cơ thể phát triển đều đặn, nếu một trẻ thiếu các dưỡng chất cần thiết thì khả năng sẽ bị gầy ốm, sức đề kháng của cơ trẻ vẫn còn rất non nớt lại thêm việc thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn tới việc trẻ dễ mắc các bệnh cảm vặt do thời tiết và môi trường.
Mỗi ngày trẻ được cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày để có thể hoạt động, vui chơi và học tập bao gồm các chất: bột đường, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất. Các mẹ hãy lưu ý cân bằng như thế nào các dưỡng chất trên để vừa và đủ các chất này trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của trẻ, nếu quá thiếu chất thì trẻ sẽ gầy yếu còn quá nhiều chất thì trẻ sẽ béo phì, bệnh béo phì về sau này sẽ làm cơ thể trẻ rất dễ mắc nhiều bệnh khác nữa.
Tác dụng của 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho trẻ:
– Chất bột đường: sẽ được biến đổi thành đường glucose, từ đó sẽ chuyển hóa thành nhiều vitamin khác nhau giúp trẻ phát triển não bộ và năng lượng để hoạt động hàng ngày.
– Chất đạm: có tác dụng tạo cơ bắp, hoàn thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
– Các chất béo: giúp khơi gợi cơn thèm ăn cho bé.
– Các vitamin khoáng chất: có tác dụng củng cố xương giúp trẻ nhanh biết bò, lẫy và biết đi ngoài ra còn giúp răng của trẻ thêm chắc khỏe sớm dùng được các món ăn như của người lớn.
– Chất đạm: có tác dụng tạo cơ bắp, hoàn thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
– Các chất béo: giúp khơi gợi cơn thèm ăn cho bé.
– Các vitamin khoáng chất: có tác dụng củng cố xương giúp trẻ nhanh biết bò, lẫy và biết đi ngoài ra còn giúp răng của trẻ thêm chắc khỏe sớm dùng được các món ăn như của người lớn.
Thực đơn ăn dặm phải đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng bé 5 6 tháng tuổi tập ăn dặm
Thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển của trẻ
♦ Thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng cho trẻ 6 -7 tháng: Sử dụng bột loãng hoặc thức ăn nghiền hoặc xay, trong đó 1 bữa bú mẹ + 1 bữa ăn. Lượng thức ăn : 100-200ml
♦ Thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng cho trẻ 8 – 9 tháng: Sử dụng bột đặc hoặc thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ, trong đó có 2 bữa ăn+ 1 bữa bú mẹ. Lượng thức ăn: 200ml
♦ Thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng cho trẻ 10 -12 tháng: Lúc này mẹ có thể sử dụng bột đặc, thức ăn có thể thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể cầm nắm được. Trong đó lượng bữa tăng lên 3 bữa+ 1 bữa bú mẹ. Lượng thức ăn vào khoảng 200-250ml
♦ Thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng cho trẻ 12 – 24 tháng: Mẹ có thể cho bé ăn cháo , thức ăn thái khúc. Kết hợp 1 bữa bú mẹ + 3 bữa ăn dặm. Lượng thức ăn từ 250ml-300ml
♦ Sau 24 tháng: Trẻ có thể ăn cơm cùng gia đình
Bí quyết cho trẻ ăn dặm đơn giản
– Thức ăn dặm cho trẻ chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế sữa mẹ vì vậy cần kết hợp xen kẽ. Khi lượng thức ăn dặm nhiều hơn bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn.
– Đảm bảo thức ăn được nấu chín, xay nhỏ có thể kết hợp bột dinh dưỡng với rau củ quả đồng thời biết cân đối giữa các nhóm thức ăn với nhau.
– Hãy tạo cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, thời gian đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ ngày với lượng thức ăn ít sau đó dần dần giảm xuống và tăng lượng thức ăn lên. Các bữa ăn càn cách nhau ít nhất 2 giờ để kịp tiêu hóa.
– Công thức ăn dặm mẹ cần nắm rõ: Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Trong giai đoạn bé mới bắt đầu ăn dặm, đầu ăn dặm, mỗi bữa mẹ chỉ nên sử dụng ít nguyên liệu đơn lẻ, để có thể quan sát và nhận biết ngay nếu bé bị dị ứng với một nguyên liệu nào đó.
– Linh động thay đổi khẩu vị cho bé mỗi ngày thông qua các loại bột. Trường hợp bé thích ăn bột nào thì sẽ ăn được nhiều và mẹ có thể kết hợp thêm trái cây, rau củ hấp cho bé bổ sung kèm theo.
– Trừ vài tuần đầu để cho bé làm quen dần với việc ăn dặm theo công thức. Sau khi thấy bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ nên chuyển sang chế biến bằng thực phẩm tươi sống.
– Để mỗi bữa ăn trở thành khoảnh khắc yêu thích của bé, mẹ cần tạo không khí vui vẻ cho bé như: chọn yếm, tô, chén, muỗng nhiều màu sắc, nói lời khen ngợi bé, cho bé ngồi chung với những người khác trong nhà để tạo cảm giác đông vui. Lưu ý nên tránh gây ồn ào gây phân tâm cho bé trong bữa ăn.
Tham khảo cách chế biến khoai tây nghiền súp lơ xanh
Cũng như theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời kỳ bé ăn dặm là cả một quá trình vì vậy mẹ không nên bỏ qua bất cứ giai đoạn nào. Mẹ hãy kiên nhẫn cùng con vượt qua chặng đường khó khăn này, có như vậy bé mới phát triển và mẹ có thể yên tâm trong những ngày tháng sau này. Khi triển khai thực đơn ăn dặm cho bé mẹ nên chọn thời điểm thích hợp khoảng từ 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé 24 tháng tuổi. Việc chọn đúng thời điểm cũng như kết thúc thời kỳ ăn dặm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con trẻ, sớm quá dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới vị giác mà muộn quá thì không giúp trẻ nhận đủ năng lượng trong ngày dẫn tới nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc…
Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng của trẻ nên việc đó dù có khó khăn các mẹ cũng đừng vội nản, vì con không gì là không thể đúng không? hãy đồng hành cùng với trẻ trong những bước đệm đầu đời, hy vọng với bài viết này Bí Kíp Hay đã giúp các mẹ hiểu hơn về thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng. Chúc các mẹ thành công nhé.