HomeMẹ và BéCHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ CHẬM BIẾT ĐI

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ CHẬM BIẾT ĐI

Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng cho bé đặc biết là trong giai đoạn trẻ tập đi, do bé cần phải có bộ xương cứng cáp. Nên cho trẻ ăn gì và uống sữa gì để trẻ có thể nhanh biết đi hơn luôn là vấn đề mà các bậc cha mẹ quan tâm.

Nguyên nhân vì sao trẻ chậm biết đi ?

Nguyên nhân bé chậm biết đi có thể do chậm phát triển về vận động như: bé không biết lật lúc 3 tháng, không ngồi được khi 7 tháng, 18 tháng chưa biết đi có thể do: bé đã trải qua một thời gian bị ốm, dù chỉ là những căn bệnh ngắn ngày và không trầm trọng như viêm xoang, họng, đau tai, hay các dị tật di chứng não, ngạt khi sinh, hạ đường huyết, vàng da nhân, sang chấn sản khoa, viêm màng não sau sinh. Giảm trương lực cơ do còi xương suy dinh dưỡng, sanh non nhẹ ký.Trẻ mắc bệnh Down, bị thiểu năng trí tuệ, vận động: 1 tuổi mới biết ngồi, 3 tuổi thì biết đi. Cũng có 1 số trẻ chậm biết đi do nhút nhát sợ té ngã…

Điều kiện để bé biết đi bao gồm: bộ xương đủ cứng cáp, các cơ bắp, hệ thống thần kinh và nhất là bộ não đã phát triển được bình thường. Những đứa trẻ quá thừa cân thường biết đi chậm hơn các cháu khác một vài tuần hoặc một vài tháng.

Ngoài ra với những trẻ chậm biết đi sau tháng thứ 18 cần nghĩ đến dị tật ở đoạn xương chân nào đó, nhất là đoạn khớp với xương hông; bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số bệnh về cơ bắp khác. Ngoài ra, các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh, hoặc do bẩm sinh đều có ảnh hưởng tới khả năng giữ người được cân bằng hoặc làm chân bị liệt khiến đứa trẻ không đi được bình thường.

Nếu trí khôn bé phát triển bình thường mà lại chậm biết đi thì bé có thể bị thương tổn ở não, ảnh hưởng tới việc điều khiển vận động của cơ thể. Nếu những nguyên nhân trên đều không có mà bé lại chậm biết đi thì nên nghĩ tới vấn đề thiếu vitamin D trong các chất dinh dưỡng hoặc không được chăm sóc đầy đủ và chú ý khuyến khích cháu tập đi khi đã tới độ tuổi.
Sự phát triển của bé từ giai đoạn chập chững đi

Khi chuyển sang giai đoạn chập chững tập đi, bé sẽ có bước phát triển đột phá về tinh thần và thể chất vì lúc này não bộ của bé đã sẵn sàng cho những thử thách mới – bước phát triển của giai đoạn tập đi và tập nói. Vì thế, một chế độ ăn uống cân bằng các dưỡng chất là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho bé có được bước tăng trưởng tốt nhất.

 

Chế độ ăn uống của bé chập chững đi lại rất khác so với người lớn?

Chế độ ăn uống của trẻ chập chững đi rất khác so với chúng ta. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé cũng một khác, vì thế bạn cần lưu ý những điểm sau đây khi chuẩn bị thức ăn cho bé.

Đường và muối: Trẻ chập chững đi chỉ cần tối đa 1/6 lượng muối so với người lớn, tức là khoảng dưới 1g mỗi ngày. Vì thế bạn không nên nêm thêm muối vào món ăn của bé theo chủ ý của bạn. Một số thức ăn của người lớn không phù hợp với bé vì có quá nhiều đường hoặc muối hoặc có chứa phẩm màu và gia vị.

Khẩu phần: Dạ dày của bé chập chững đi nhỏ hơn chúng ta ít nhất 5 lần, vì thế bé cần ăn ít một và ăn nhiều lần để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày của cơ thể. Để có được một chế độ ăn cân bằng các dưỡng chất và đầy đủ năng lượng, mỗi ngày bé cần 3 bữa ăn chính kèm theo nhiều bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng.

Nhu cầu dưỡng chất và năng lượng: Trẻ chập chững đi không phải là người lớn thu nhỏ. Bé cần chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ. Mặc dù chất xơ rất tốt đối với người lớn, nhưng lại làm cho bé no mà không cung cấp đủ dưỡng chất bé cần. Thức ăn khác nhau sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, để có được chế độ ăn cân bằng và đủ dưỡng chất đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng của bé, thì điều quan trọng là bạn phải cung cấp cho bé chế độ ăn càng đa dạng càng tốt.

 

Vậy chế độ ăn uống cân bằng là gì?

Chế độ ăn uống cân bằng là sự kết hợp hài hòa các thành phần sau đây:

Carbohydrate (tinh bột):

Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, cơm, bún, mì sợi…Bạn có thể cho bé ăn nhóm thực phẩm tinh bột vào các bữa chính và các bữa phụ.

Trái cây và rau quả:
Bao gồm các loại rau xanh, trái cây như cà rốt, cà chua, chuối, rau lá xanh…Hãy cho bé ăn nhiều loại rau quả và trái cây khác nhau với các màu sắc khác nhau vì chúng chứa các loại dưỡng chất khác nhau. Đảm bảo cho bé ăn 5 khẩu phần rau quả trái cây mỗi ngày, nhưng bạn phải nhớ khẩu phần của bé ít hơn so với chúng ta.

Sữa và sản phẩm từ sữa:

Bao gồm sữa, sữa chua, phô-mai. Sữa là một phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bé, nhưng bạn cũng cần cho bé ăn thêm các sản phẩm từ sữa vì chúng rất giàu can-xi. Bé chập chững đi cần 3 khẩu phần sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày kể cả bữa phụ.

Protein (chất đạm):

Bao gồm trứng, thịt, cá, đậu. Nhóm thực phẩm này chứa đạm và còn cung cấp cho bé chất sắt, chất béo-Omega 3. Bé cần 2 khẩu phần mỗi ngày, nên ăn kèm với thực phẩm và thức uống giàu vitamin C để giúp hấp thu chất sắt.

Chất béo và đường:

Bao gồm dầu, bơ, bánh ngọt và bánh quy. Một số loại dầu ăn cung cấp chất béo Omega 3 và Omega 6. Bạn nên cho nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé, nhưng bạn phải nhớ đây là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế cho các thực phẩm khác.

Thức ăn cần tránh:

Có một số loại thức ăn cần thận trọng khi ăn, có một số thức ăn cần ăn ít hoặc tốt nhất là không nên ăn.

• Hạn chế và tránh nêm muối quá nhiều vào thức ăn của trẻ, có thể dùng mùi và gia vị để thay thế. Bạn cũng nên kiểm tra lượng muối có sẵn trong thực phẩm được sơ chế trước khi nấu

• Tránh dùng các chất phụ gia, chất làm ngọt thường thấy trong thức uống hay kẹo

• Trứng và hải sản ảnh hưởng đến dạ dày còn non nớt của bé, có khi dẫn đến ngộ độc nếu không được nấu đúng cách, vì thế hãy nấu chín kỹ loại các thực phẩm này

• Mặc dù các loại đậu nguyên hạt là tốt, nhưng một số bé lại bị dị ứng, hoặc cơ thể bé phản ứng rất dữ dội. Dù không bị dị ứng thì các loại hạt này vẫn rất nguy hiểm với bé, có thể làm bé bị nghẹn thở, vì vậy tốt nhất là nên tránh.

Cách khắc phục khi trẻ chậm biết đi

Tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp tác động tốt nhất: bổ sung vitamin D nếu cần thiết, trẻ qua 20 tháng tuổi chưa biết đi bạn nên cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe của con.

Một vài năm đầu đời bé đạt được nhiều kỹ năng quan trọng. Một trong những kỹ năng đó là việc học đi, bố mẹ cần tập cho con biết đi khi con ở vào độ tuổi biết đi và có biểu hiện muốn tập đi, không nên quá lo lắng sợ con ngã mà thường xuyên bồng bế, ôm ấp con. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng học đi và cách hỗ trợ của cha mẹ:

Bước đi đầu tiên: Phần lớn các bé có bước đi đầu tiên xung quanh ngày sinh nhật một tuổi của mình, thường là 9-18 tháng tuổi. Bạn đừng quá lo nếu bé có trục trặc trong quá trình biết đi. Một số bé không biết bò mà nhảy luôn qua giai đoạn đứng thẳng rồi biết đi. Điều quan trọng ở giai đoạn này là bé vẫn biết phối hợp chân, tay linh hoạt. Nếu bé có dấu hiệu sau thì chứng tỏ, bé sắp biết đi:
Lăn xung quanh.
Dùng tay leo cầu thang

Ngoài ra, bạn cần xem xét sự tiến bộ của bé. Những kỹ năng nào bé làm được nhiều hơn tháng trước? Nếu đến một tuổi, các kỹ năng vận động ở bé còn nghèo nàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Khuyến khích trẻ tập đi, có thể chuẩn bị cho bé học đi theo từng giai đoạn cụ thể:
Từ khi sinh ra: Các yêu cầu quan trọng để học đi là: cơ lưng phải khỏe, bé biết nâng đầu khi được đặt nằm sấp. Vì vậy, hãy cho bé nhiều cơ hội được nằm úp bụng xuống sàn khi bé thức. Đặt đồ chơi thú vị để bé phải chuyển động với tới chúng.

Khi bé biết ngồi: Giúp bé cân bằng và chuyển động bằng cách lăn một quả bóng qua – lại với bé. Hoặc giơ một món đồ chơi ở trước mặt bé rồi di chuyển nó sang hai bên, để khuyến khích bé xoay người với lấy. Khi nhoài về phía trước hoặc biết bò, bé sẽ khỏe mạnh cơ cổ, lưng, chân và cánh tay; điều đó cũng như giúp săn chắc phần hông của mình – cho phép bé học đứng.
Khi bé biết đứng: Hãy cho bé đi bộ ở phía trước của bạn trong khi bạn nắm tay bé. Nếu bé đi tốt hơn, bạn chỉ cần nắm một tay con. Hoặc bạn đứng ngay cạnh bé và cổ vũ nếu bé tự đứng được.
Khi bé đứng tốt hơn: Nếu đứng tốt hơn, bé có thể tự vịn tay lên đồ đạc trong nhà như một chiếc ghế hay một chiếc bàn thấp. Vì thế, cha mẹ cần bố trí đồ đạc an toàn và chắc chắn. Khi đứng lên, bé chưa tự mình ngồi xuống đươc. Do đó, bạn nên đặt bàn tay mình đỡ mông và giúp bé từ từ ngồi xuống.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee