Trẻ 8 tháng tuổi mới nên cho ăn tôm và các loại hải sản khác để tránh các trường hợp không mong muốn về hệ tiêu hóa và dị ứng bẩm sinh của trẻ, lần đầu sử dụng tôm trong bữa ăn cho trẻ nên quan sát kỹ xem trẻ có những biểu hiện bất thường như bị dị ứng hay không để có phương pháp kịp thời.
Trẻ giai đoạn nay cần rất nhiều canxi để xương có thể phát triển nhanh nhất mà tôm lại là một thực phẩm giàu canxi bậc nhất. Nên việc sử dụng những hải sản trong món ăn hàng ngày cho trẻ là rất tốt.
Nội Dung Chính
Tôm thực phẩm tốt nhất cho trẻ ăn dặm
Tôm có chứa lượng protein cao hơn so với thịt gia cầm, tôm và cá cũng giàu các axit amin thiết yếu (bao gồm cả taurine) giúp trẻ dễ hấp thụ các dưỡng chất khác.
Trong tôm còn rất nhiều vitamin, trong đó vitamin A và D là những chất quan trọng cho xương của trẻ, tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng ruột giúp trẻ ăn ngon.
Trong tôm có chứa nhiều chất mucopolysaccharide, đây là một chất có chức năng chống ung thư bảo vệ trẻ ngay từ những ngày đầu đời.
Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều canxi, phốt pho, iốt, kẽm và đa số các loại khoáng chất cần thiết khác nữa, đảm bảo cho trẻ có thể phát triển toàn diện trong những năm đầu tiên.
Bé mấy tháng ăn được tôm?
Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời giải cho câu hỏi này một cách chính xác nhất là: Bé khi 6 tháng tuổi các mẹ không nên cho ăn tôm và cùng với đó là các loại hải sản có vỏ khác như cua, sò, hàu, ngao, hến, trai… Thời gian tốt nhất để là từ 8 tháng trở lên các mẹ mới nên cho trẻ ăn tôm để tránh nguy cơ dị dứng ở trẻ, vì thời điểm này trẻ mà bị dị ứng sẽ rất nguy hiểm, sức đề kháng lúc này của trẻ chưa cao dẫn tới những hậu quả không tốt sau này.
Nên cho trẻ ăn bao nhiêu tôm một ngày
Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản được chế biến từ tôm nên chế biến khác nhau để làm tăng khẩu vị của trẻ cũng như độ thèm ăn của trẻ, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau cụ thể như sau:
– Trẻ 8 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt tôm (đã bỏ vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần.
– Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt tôm.
– Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt tôm, nếu ăn ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).
Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản đặc biệt là tôm các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn. Tránh việc cứ thấy bổ là nhồi nhét cho con nhé các mẹ.
Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ tôm để nấu bột hoặc cháo. Tôm to các mẹ có thể bóc vỏ sau đó xay rồi băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bằng tôm
Hệ miễn dịch của trẻ không tốt bằng người lớn, bởi vậy, trẻ rất dễ bị mẫn cảm hoặc bị dị ứng với hải sản nếu không hợp. Nhiều trường hợp dị ứng do hải sản gây ra có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Bởi vậy, khi cho con mình ăn hải sản, cha mẹ nên nhớ chỉ cho bé dùng thử một ít và chờ phản ứng. Nếu thấy cơ thẻ trẻ không có bất cứ phản ứng nào bất thường thì mới tăng dần lượng hải sản trong thực đơn của trẻ.
Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn tôm không tươi vì như vậy rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc thức ăn.
Hàng ngày, người lớn chỉ nên mua một lượng hải sản vừa đủ để trẻ ăn chứ không nên mua nhiều và tích trữ trong tủ lạnh.
Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn từ 3 tới 4 bữa tôm hoặc các loại hải sản khác. Không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tích trữ kim loại nặng trong cơ thể trẻ.
Không nên cho trẻ ăn tôm vào buổi trưa vì tôm chứa nhiều canxi, protein và natri. Dù bổ sung dưỡng chất, nhưng các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của bữa ăn cho trẻ. Cho trẻ ăn đa dạng, thay đổi món, bổ sung rau, củ quả đúng cách.
Cho con ăn quá nhiều, thiếu cân bằng các nhóm chất, khi mới được cho ăn giặm, các bé đều ăn rất ngon vì lúc này bé rất háo hức khám phá thức ăn mới. Các bà mẹ thấy con ăn ngon thường cho con ăn nhiều. Thậm chí một số bà mẹ còn cố ép con để con “giãn ruột” sau này ăn nhiều. Bên cạnh đó các mẹ thường cho con ăn những thức ăn giàu đạm như tôm, cua, cá, thịt… vì muốn con cứng cáp, khỏe mạnh. Điều này khiến khẩu phần ăn của trẻ không cân bằng.