HomeVăn HọcPhân tích bài thơ "Cửa ải Quỷ Môn Quan" nhà thơ Nguyễn...

Phân tích bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” nhà thơ Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” nhà thơ Nguyễn Du

Bài Làm:

Nguyễn Du là người đã kết tinh mọi truyền thống ưu tú nhất của văn học bác học và văn học dân gian Việt Nam, người kết hợp vốn văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc để sáng tạo ra kiệt tác có tầm cỡ thế giới là Truyện Kiều. Với Truyện Kiều, ông đã đưa thể loại truyện Nôm thịnh hành từ thế kỷ XVII lên một trình độ cổ điển, tiếp cận với thể loại tiểu thuyết tâm lý hiện đại. Nguyễn Du là thi hào Việt Nam đầu tiên đi vào lịch sử văn hóa nhân loại.

Nguyễn Du quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân , Hà Tĩnh, sinh năm Ất Dậu (1765) ở Thăng Long.  Toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du đã thể hiện tư tưởng rất sâu sắc và tài năng nghệ thuật tuyệt vời của ông. Bên cạnh tác phẩm truyện Kiều, Nguyễn Du còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng để đời. “Cửa ải Quỷ Môn Quan” là một trong số đó.

Núi trập trùng giăng đỉnh vút mây,

Ải chia Nam Bắc chính là đây.

Tử sanh tiếng đã vang đồng chợ,

Qua lại người không ngớt tháng ngày.

Thấp thoáng quỷ đầu nương bóng khói,

Rập rình cọp rắn núp rừng cây.

Bên đường gió lạnh luồng xương trắng,

Hán tướng công gì kể bấy nay?

“Cửa ải Quỷ Môn Quan”  là một bài thơ cảm tác hay của cụ Nguyễn Du về nghệ thuật văn học nhưng lại thể hiện tư tưởng yêu nước và lòng tự hào dân tộc với những chiến thắng oanh liệt ở một nơi đầu sóng ngọn gió sát nách với quân thù xâm lược phương Bắc bởi Quỷ Môn Quan là một cửa ải nằm ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Núi trập trùng giăng đỉnh vút mây,

Ải chia Nam Bắc chính là đây.

Tử sanh tiếng đã vang đồng chợ,

Qua lại người không ngớt tháng ngày.

Những câu thơ mở đầu cho bài thơ đã vẽ nên trước mắt người đọc khung cảnh ngút ngàn của núi non hùng vĩ. Các đỉnh núi cứ nối tiếp nhau “giăng giăng”, gợi cho người đọc cảm giác rằng những đỉnh núi này cứ nối tiếp nhau trải dài đến vô tận. Không chủ là những ngọn núi nối tiếp nhau mà đại thi hào Nguyễn Du còn miêu tả cả với độ cao đáng ngạc nhiên “cao tựa mây”. Trong không gian ngút ngàn của núi non hùng vĩ, cửa ải Quỷ Môn Quan hiện ra ngay trước mắt người đọc, nhà thơ cũng đã xác định rõ ràng: “Cửa chia Nam Bắc chính là đây”. Từ “là đây” vừa thể hiện được sự khẳng định niềm tự hào của nhà thơ về một địa danh của Tổ Quốc trong Nguyễn Du. Sau những câu thơ tả cảnh là sự thể hiện tự hào oai hùng về lịch sử với “ tử sanh tiếng đã vang đồng chợ” và sự nhộn nhịp của cửa ải Quỷ Môn Quan này.

Thấp thoáng quỷ đầu nương bóng khói,

Rập rình cọp rắn núp rừng cây.

Bên đường gió lạnh luồng xương trắng,

Hán tướng công gì kể bấy nay?

Trước sự oai hùng về cảnh và sự uy nghiêm với lịch sử dày biết bao năm , hiện lên đó là hình ảnh những “con quỷ” là ẩn dụ của những kẻ xâm lược phương Bắc. Những mối hiểm nguy dình dập khi “bụi rậm” là nơi “cọp rắn núp”, khung cảnh u ám, hoang sơ khi bị bao phủ bởi khói mây mịt mùng . Trong không gian u ám như vậy, những hình bóng của ma quỷ thật khiến người ta ghê sợ. ma quỷ ở đây là “khái niệm” dùng để chỉ hàng ngàn người Trung Quốc đã bỏ mạng nơi đây vì nuôi mộng xâm lăng. Kết cục bi thảm đó là điều tất yếu cho những kẻ cướp nước. Những kẻ đi xâm lược đất nước người khác chắc chắn kết cục cũng không vẻ vang gì.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee