Mong muốn của bất cứ bà mẹ nào khi có con nhỏ đều hướng tới là con tăng cân và phát triển đều đặn. Dưới đây là 5 cách nhanh chóng và hiệu quả giúp bé tăng cân mẹ có thể tham khảo ngay.
Một đứa trẻ khi sinh ra được đánh giá là phát triển tốt dựa vào chiều cao và cân nặng của bé. Theo tiêu chuẩn thì trẻ sơ sinh đủ tháng( 37 tuần – 40 tuần) có cân nặng từ 2,5-4kg. Nếu trẻ sinh ra nhẹ cân hay nặng hơn mà sức khỏe vẫn bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi đến từng giai đoạn mà cân nặng hay chiều cao của trẻ không cải thiện thì cha mẹ cần xem lại, biết đâu bé nhà bạn đã mắc tình trạng bé chậm tăng cân và chiều cao.
Nội Dung Chính
Nguyên nhân ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Tiền sử sức khỏe
Có thể trong quá trình mang thai thể trạng của mẹ không tốt vì thế con sinh ra cũng nhẹ cân hơn bình thường. Hoặc do mẹ thiếu chất dinh dưỡng nào đó khiến bé cũng không nhận được chất dinh dưỡng đó.
Cho con bú sai cách
Dinh dưỡng trong sữa mẹ rất quan trọng nhưng nhiều mẹ lại không biết rằng lớp sữa sau sẽ nhiều Kalo hơn lớp sữa trước vì thế sẽ dẫn đến tính trạng thiếu nhiều vi chất quan trọng.
Chăm con cứng nhắc
Hiện nay khi cuộc sống hiện đại hơn thì việc nuôi con nhỏ cũng trở nên dễ dàng, vì vậy nhiều mẹ mắc phải sai lầm là quá cứng nhắc trong việc chăm con ( tức là tuân thủ một cách máy móc thực đơn như thế nào, giờ giấc cho bé ăn) mà không dựa trên tình trạng bé nhà mình.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ .Chế độ ăn nghèo nàn hay thừa hoặc thiếu chất trong thời kỳ phát triển quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc cân nặng và trí tuệ của trẻ.
Những lý do khác khiến bé chậm tăng cân là: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa
Bé chậm tăng cân thường xảy ra ở những trẻ
Nhóm bé chậm tăng cân 1: Ăn tốt nhưng không tăng cân
Những bé này thường do cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng nên không tăng được cân. Cách nhanh nhất để tăng cân nhanh cho bé là phải đưa bé đi khám tại các trung tâm dinh dưỡng để bác sĩ chỉ dịnh việc dùng thuốc điều trị và tăng cường Kalo nạp vào cơ thể.
Ngoài ra nhiều bé không tăng cân được do mẹ hiểu sai phương pháp, Nhiều mẹ cứ đinh ninh rằng phải cho con ăn nhiều thì sẽ hấp thu dễ hơn, nhưng việc nhồi nhét như vậy chỉ tăng thêm áp lực cho dạ dày của bé mà cơ thể cũng không hấp thụ được bao nhiêu.
Nhóm bé chậm tăng cân 2: Ăn uống bị thiếu chất, biếng ăn hoặc lười ăn
Với những trẻ như vậy thì mẹ cần xem xét lại vì sao trẻ biếng ăn. Nếu do thực đơn của mẹ quá nhàm chán với những món ăn lặp lại thì hãy thay đổi thực đơn thường xuyên. Lựa chọn các món bé thích, nhưng tránh cho bé ăn vặt khi gần tới bữa chính nhé, nó sẽ khiến bé không muốn ăn.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân chán ăn do sức khỏe của bé khá yếu như thường bị ốm, sốt, tiêu hóa kém.
Khi đó mẹ hãy thử 5 cách dưới đây
Cách 1: Tạo thói quen cho bé ăn nhiều bữa trong ngày
Thay vì 3 bữa chính thì mẹ có thể gia tăng thêm 3 bữa phụ giữa các bữa chính, cứ mỗi 2 tiếng lại cho bé ăn. Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều calo cho cơ thể giúp cho dạ dày làm quen với việc tiêu hóa nhiều hơn.
Các thực phẩm nhẹ có thể xay nhuyễn cho trẻ ăn như chuối, bơ,… đây là cách giúp bé tăng cân nhanh hiệu quả nhất vì mẹ có thể bổ sung lượng calo dồi dào hơn cho cơ thể.
Cách 2: Phải ngủ đủ giấc
Thường thì trẻ ăn không ngon, ngủ không tốt thì sẽ không lên cân. Vì vậy bí quyết tăng cân cho bé hiệu quả nhất mà mẹ nên áp dụng là giúp bé ngủ đủ giấc. Bởi ngủ đủ giấc sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt giảm bệnh tật. Mẹ có thể sử dụng các chế phẩm có chứa cao đinh lăng hoặc cao Ginko Biloba để giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc không bị giật mình.
Cách 3: Chế độ ăn uống phải lành mạnh
Mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn nhiều hơn mỗi ngày, ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau xanh……..Kết hợp với các món ăn trong bữa như chuối thêm các loại hạt, sữa với bánh mỳ… từ đó sẽ giúp bé tăng cân nhanh chóng.
Cách 4: Cho bé vận động hợp lý
Thay vì cứ để trẻ ở nhà mẹ có thể cho bé ra ngoài hít khí trời, tiếp xúc với môi trường hoặc vận động các bài massage nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể tăng khả nặng trao đổi chất giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, khí huyết lưu thông, nâng cao sức đề kháng. Thời điểm vận động phù hợp nhất là trước bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng. Các động tác chạy nhảy, vươn vai hít thở hoặc chơi bóng sẽ giúp trẻ đốt cháy năng lượng và có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.