HomeVăn HọcPhân tích bài thơ "Khúc ngâm đêm lạnh" - văn mẫu lớp...

Phân tích bài thơ “Khúc ngâm đêm lạnh” – văn mẫu lớp 9

Đề bài: Phân tích bài thơ “Khúc ngâm đêm lạnh” – văn mẫu lớp 9

Cao Bá Quát nổi tiếng thần đồng thơ văn sắc sảo, ý tứ mới lạ, chứa chan tình yêu nước, thương dân và nỗi lo đời. Cuộc đời ông chìm nổi, công danh lận đận. Sau khi đỗ cử nhân, ông được giữ một chức quan nhỏ trong triều Nguyễn rồi đi dạy học, sống trong cảnh bần hàn, thanh bạch. Cao Bá Quát sáng tác nhiều bài thơ thuộc nhiều thể loại khác nhau, về quê hương, về anh hùng dân tộc, về cuộc sống thuộc nhiều thể loại thơ khác nhau như vịnh hay ngâm.

Bài thơ Khúc ngâm đêm lạnh là một sáng tác được Cao Bá Quát viết nên khi làm giáo thụ phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Bài thơ ghi lại một cách cụ thể chân thực một sự việc cảm động trong cuộc đời của chính Cao Bá Quát. Bài thơ được đánh giá giống như một trang nhặt ký viết bằng thơ của Cao Bá Quát

“Rét quá không ngủ được

Dậy chữa lại câu thơ

Dầu hết gọi nhỏ rót

Nhỏ cứ nằm ậm ờ

Vội vàng đi lấy chiếu

Đắp lên mình chú ta.”

Những câu thơ và ngôn từ rất đỗi mộc mạc của Cao Bá Quát. Một đêm trời rét lắm (hàn cực), nhà thơ không thể nào chợp mắt được: “Rét quá không ngủ được”. Cao Bá Quát giàu lòng thương đân lo đời. Câu thơ,còn mang hàm nghĩa: “rét quá” không chỉ là cái rét buốt, cái lạnh lẽo của thời tiết đêm đông mà còn là nỗi đói rét cơ cực của nhân dân. Địa vị là một giáo thủ phủ Quốc Oai, ông đang thao thức vì nghĩ đến cảnh lầm than của dân chúng. Bản thân ông có chức có tước mà vẫn còn cảm thấy rét, vậy người dân cơ hàn biết sống sao đây.Vần thơ ông thức dậy để chữa lại cũng là những vần thơ đau đời, thương dân mà thôi.

Trong khoảng khắc không ngủ được ấy, ông mong chữa lại những câu thơ còn sai của mình nhưng than ôi dầu đèn đã chuẩn bị tắt.  Nhưng điều đau khổ ông nhận ra là Nhỏ cứ nằm ậm ờ. Ông than không dầu đèn, nhỏ than không manh chiều đắp khi trời giá rét. Đó là một chi tiết rất hiện thực đã phản ánh cuộc sống đói rét lầm than của nhân dân ta thời Cao Bá Quát. Với lòng độ lượng của mình, Cao Bá Quát chăm lo cho đứa nhỏ mà không hề suy nghĩ gì. Chữ “vội vàng” và chữ trùm lên”, “đắp lên” (trong nguyên tác) đã biểu lộ tấm lòng nhân hậu của Cao Bá Quát. Giữa đêm đông là cả một tấm lòng chứa chan tình thương yêu của nhà thơ. Người đọc ngạc nhiên và vô cùng khâm phục trước cử chỉ cao đẹp ấy.

Chỉ qua những câu thơ với ngôn từ mộc mạc đơn giản, Cao Bá Quát đã vẽ nên một khung cảnh đêm với nỗi khổ của người dân dưới thời nhà Nguyễn. Nhưng cũng qua đây người dân thấy được sự độ lượng và vị tha của người quan nhỏ dành cho dân nghèo.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee