Đề bài: Phân tích bài thơ Khúc ngâm đêm lạnh của Cao Bá Quát
Cao Bá Quát nổi tiếng là thần đồng thơ văn sắc sảo, yêu nước, thương dân. Chỉ qua những sự việc rất nhỏ trong đời sống, ông đã hình tượng hóa thành tình thương người sâu sắc. Điều đó thể hiện rõ trong bài thơ “Khúc ngâm đêm lạnh”.
Cao Bá Quát (1809- 1854), hiệu là Chu Thần, quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Trong lãnh vực văn chuơng cổ điển Việt Nam, ông đuợc xem là một thiên tài. Vua Tự Đức đã khen tặng ông rằng: “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán…”. Dân gian ưa thích thơ văn của ông đến độ tôn sùng ông là “Thánh Quát”.
Cao Bá Quát sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công thối nát. Ông thấu hiểu nỗi khổ đau cùng cực của người dân nghèo. Ngay hai câu đầu của bài thơ “Khúc ngâm đêm lạnh”, tác giả viết:
Rét quá không ngủ được
Trở dậy chữa câu thơ
“Rét quá” đến nỗi “không ngủ được”. Ở đây, Cao Bá Quát không chỉ nói về cái rét tê tái, cắt da cắt thịt của mùa đông mà còn nói đến lạnh giá trong con người. Người dân lầm than, khổ cùng cực. Chẳng qua, nhà thơ chỉ mượn khoảnh khắc ông ở một đêm nơi đất khách quê người, trời rét quá không thể nào chợp mắt đượ để nói đến sự đói rét cơ cực của nhân dân. Thực ra, ông “Trở dậy chữa câu thơ”’ chẳng qua là đồng cảm và thương dân. Cả một tầng ý nghĩa gợi mở, chất chứa bao lòng trắc ẩn của nhà thơ.
Dầu hết gọi nhỏ rót
Nhỏ nằm cứ ậm ờ.
Muốn dậy sửa lại câu thơ mà tác giả phát hiện “dầu hết”, không thắp được lửa để soi sáng. Lúc đó, ông muốn gọi thư đồng giúp việc mà vì lạnh quá, tiểu đồng không thể nào dậy được. Hình ảnh rất đỗi đời thường nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Nó phản ánh hiện thực xã hội thời bấy giờ. Lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, mất mùa, giặc giã, vua quan áp bức… nên cảm giác bất lực đến cùng cực.
Cao Bá Quát là người nhân nghĩa, không gọi thư đồng dậy mà xử sự rất nhẹ nhàng:
Vội vàng đi lấy chiếu
Đắp lên cho chú ta.
Ngạc nhiên, bất ngờ và đầy cảm động. Đời thuở ở đời chủ lại quan tâm đến tớ như vậy. Ông không hề chửi mắng mà ông vội vàng đi lấy chiếu đắp thêm cho tiểu đồng bớt lạnh. Cử chỉ nhỏ này cũng nói lên Cao Bá Quát giàu lòng nhân ái và cao đẹp của biết nhường nào.
Với cách kể chuyện bình thường, đọc hiểu, phải nói rằng “Khúc ngâm đêm lạnh” là một bài thơ hay. Nó kết hợp giữa nghệ thuật với cuộc đời, một cuộc đời đẹp trong một xã hội xấu xa thiếu tình người. Qua bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận được cuộc sống bình dị, một trái tim nhân đạo tuyệt vời của Cao Bá Quát.